Sau khi sinh và cho con bú, sữa mẹ đều có những biến đổi nhất định qua từng tuần, từng tháng để thích hợp với nhu cầu phát triển của trẻ. Hiểu đúng đủ và chính xác về việc sữa mẹ thay đổi như thế nào qua từng giai đoạn sẽ giúp mẹ sử dụng được nguồn sữa tối ưu nhất để nuôi con hoàn hảo.
-
Các phản xạ của quá trình tạo sữa
Tiết sữa
Khi bú mẹ sẽ tác động đến sự bài tiết của Prolactin. Chất này khi vào trong máu và đi tới vú sẽ kích thích người mẹ sản sinh ra nhiều sữa.
Phun sữa
Khi mút sữa từ mẹ, bé sẽ tác động đến các cơ ở xung quanh tuyến sữa, kích thích dòng sữa phun ra ngoài.
Việc phun sữa còn ảnh hưởng từ suy nghĩ của người mẹ. Khi mẹ có những suy nghĩ tích cực, tin tưởng và hài lòng với việc nuôi con hoàn hảo bằng sữa mẹ sẽ kích thích phản xạ phun sữa đáng kể.
Ức chế việc tiết sữa
Khi sữa mẹ ứ đọng nhiều ở trong bầu ngực, một chất ức chế sẽ được tạo ra làm cho hoạt động tạo sữa ngưng lại. Do đó, nếu mẹ muốn có nhiều sữa cho con thì phải luôn tạo một không gian đủ để chứa sữa. Hãy cho con bú thường xuyên, nếu bú không hết thì phải hút hoặc vắt hết lượng sữa dư thừa.
-
Sữa mẹ thay đổi như thế nào qua từng giai đoạn?
Sữa non
Nguồn sữa chỉ được sản sinh trong khoảng 3, 4 ngày đầu tiên sau khi đẻ với số lượng rất ít. Sữa non có màu vàng trong hoặc vàng nhạt, sánh đặc, chứa không nhiều chất béo nhưng lại vô cùng dồi dào protein và các kháng thể có lợi giúp bảo vệ và hỗ trợ bé phát triển.
Sữa chuyển tiếp
Khi sữa non sản sinh và tiêu thụ hết bởi bé, sữa chuyển tiếp sẽ được hình thành sau đó đến khi hết 14 ngày sau sinh. Thành phần có trong loại sữa này không kém dinh dưỡng hơn so với sữa trưởng thành.
Sữa trưởng thành
Chứa vô vàn chất béo và một nửa protein có chứa ở trong sữa non, nguồn sữa này được sản sinh sau 2 tuần tính từ lúc em bé chào đời. Lượng protein trong sữa trưởng thành sẽ giảm dần trong suốt quá trình con bú. Khi lớn dần, bé cần phải được đáp ứng lượng protein và dinh dưỡng từ các thực phẩm khác ngoài việc sử dụng sữa mẹ.
-
Sữa mẹ thay đổi do các tác nhân khác
Do thời tiết
Sữa mẹ đôi khi cũng phải thích nghi với sự biến đổi khí hậu, thời tiết. Cụ thể là, khi thời tiết nóng, mẹ thường tiết sữa nhiều hơn để đảm bảo cung cấp nước và dinh dưỡng cho bé.
Thay đổi trong các lần bú
- Đầu bữa: Sữa tiết ra nhiều với màu trắng trong, cung cấp nhiều nước, đạm và các chất khác.
- Cuối bữa: Sữa màu trắng đục, nhiều chất béo hơn so với sữa ở đầu bữa, cung cấp được nhiều năng lượng hơn cho trẻ.
Giới tính của trẻ
Với bé trai, năng lượng có trong sữa của người mẹ sẽ lớn hơn khoảng 25% so với em bé gái.
-
Năng lượng được đáp ứng như thế nào khi con bú mẹ?
- 6 tháng đầu: Sữa mẹ hoàn toàn có thể đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh.
- 6 tháng đến 1 tuổi: Đảm bảo năng lượng 70%.
- 1 đến 2 tuổi: Cung cấp năng lượng từ 30 đến 40%.
Như vậy sữa mẹ có thay đổi như thế nào qua từng giai đoạn? Nó luôn thay đổi từ lúc sơ sinh đến khi con được 2 tuổi để phù hợp với nhu cầu phát triển của bé. Dù sản sinh ở thời điểm nào thì sữa mẹ vẫn là nguồn thức ăn tuyệt hảo nhất cho con yêu.
>>> Xem thêm : https://chevang.com.vn/nuoi-con-bang-sua-me/giai-phap-nao-cho-cac-ba-me-sau-sinh-it-sua/