Có rất nhiều những bà mẹ không có đủ điều kiện về thời gian để cho con bú trực tiếp vào mỗi thời điểm con cần sữa mẹ trong ngày. Do đó, ở thời điểm hiện tại với sự trợ giúp của rất nhiều công cụ cũng như thiết bị hiện đại, phương pháp vắt sữa và trữ lại cho con dùng dần được các mẹ sử dụng rất rộng rãi.
Thế những với những phụ nữ lần đầu làm mẹ, dù muốn vắt sữa trữ lại cho con dùng dần nhưng tâm lý e ngại liệu sữa mẹ vắt ra và bảo quản như thế liệu có an toàn với con và có thời hạn sử dụng là bao lâu khiến cho việc thực hiện vẫn còn hạn chế. Giải pháp tình thế khi ấy là lựa chọn sữa ngoài. Nhưng sữa công thức luôn luôn xếp sau sữa mẹ về giá trị dinh dưỡng và đề kháng. Sữa mẹ mãi là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong sữa mẹ có gần như đầy đủ các chất như carbohydrate, protein, chất béo và vitamin cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ. Ngoài ra, sữa mẹ có chứa các chất kháng thể giúp bé tăng khả năng miễn dịch mà bất cứ loại sữa công thức nào cũng không thể làm tốt điều này.
Các chuyên gia khuyến khích mẹ nên cho bé bú trực tiếp. Nhưng trong điều kiện không cho phép vẫn có thể cho bé dùng sữa mẹ vắt ra đã được trữ và bảo quản đúng cách. Do đó, các mẹ đang lo lắng liệu bé có an toàn khi dùng sữa mẹ vắt ra được bảo quản thì có thể yên tâm. Tuy nhiên, để đảm bảo nguồn sữa mẹ vắt ra còn đủ độ tươi ngon thì cách bảo quản sữa mẹ trong ngày, trong tuần hay trong tháng cũng rất cần được chú trọng.
Cách bảo quản sữa mẹ trong ngày hay dài hơi hơn nữa phụ thuộc chủ yếu vào môi trường nhiệt độ nơi trữ bình sữa mẹ hoặc túi sữa mẹ đã được vắt ra.
Trong việc bảo quản sữa mẹ vắt ra bằng môi trường thích hợp trong ngăn đá và ngăn mát tủ lạnh, các mẹ cần lưu ý những điểm quan trọng sau:
+ Tuyệt đối không dùng đồ “second – hand”. Để tiết kiệm chi phí các mẹ thường hay tìm mua lại máy hút sữa của nhau hoặc mua lại đồ thanh lý từ đơn vị kinh doanh trung gian. Nhưng í tai biết rằng kể cả khi đã thay mới các phụ kiện như bình, dây và phễu thì các phân tử sữa của mẹ dùng trước đó đã thâm nhập sâu vào màng tạo áp lực. Một khi đã xuất hiện các phân tử sữa mẹ mà lại để trong thời gian dài như thế nấm mốc không có lý gì mà lại không có cơ hội để phát sinh. Trẻ uống sữa có nhiễm vi khuẩn nấm mốc hậu quả sẽ vô cùng nặng nề. Tưởng như cách này là tiết kiệm mà hóa ra lại chẳng hề tiết kiệm tẹo nào.
+ Không để sữa ở ngăn lạnh ngay cửa tủ lạnh. Tâm lý tiện lợi chộp giật rất tai hại trong trường hợp này. Ngăn mát gần tủ lạnh là nơi thường hay bị chịu sự bất ổn về nhiệt độ và nhiễm khuẩn từ môi trường bên ngoài mỗi khi có ai đó đóng mở tủ lạnh.
+ Không để sữa quá lâu trong tủ lạnh. Để đảm bảo kiểm soát tốt hạn sử dụng của sữa vắt ra sau khi đã bảo quản trong tủ lạnh, các mẹ nên trang bị bút lông không bị nhòe mực để ghi lại ngày vắt sữa trên vỏ bình hoặc vỏ túi trữ sữa, từ đó có thể suy ra hạn sử dụng của chúng là bao lâu.
>>> Xem thêm : https://chevang.com.vn/nuoi-con-bang-sua-me/5-cach-loi-sua-sau-sinh-duoc-dung-pho-bien-nhat/