Tỷ lệ các chị em phụ nữ bị mắc viêm gan B khi mang thai ngày càng tăng lên là nỗi lo lắng cho các chị em ở độ tuổi sinh sản. Việc phòng ngừa, phát hiện sớm và điều trị kịp thời là việc cần thiết để tránh virus viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con.
Việc cần làm khi mẹ bầu bị viêm gan B khi mang thai:
Khi mẹ bầu có kết quả dương tính sau khi xét nghiệm viêm gan B khi mang thai, các bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm thêm xét nghiệm máu để đánh giá chi tiết cụ thể hơn về chức năng gan cũng như tình trạng sức khoẻ. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ tiêm thêm một mũi bổ sung để giúp cơ thể bạn tăng cường miễn dịch, chống lại những biến chứng của bệnh – đó là mũi tiêm globutin. Vì viêm gan B là căn bệnh liên quan trực tiếp tới gan, trong khi mang thai và nhất là đang bị bệnh mẹ bầu cần kiêng tuyệt đối hoàn toàn không được uống bia, rượu và cà phê.
Mẹ bầu sẽ được các bác sĩ chuyên khoa đưa ra những đánh giá về gan, tình hình thai nhi. Sau khi bé ra đời trong vòng 12 giờ đầu bé sẽ được bác sĩ tiêm một mũi kháng thể chống lại sự tấn công của virus viêm gan B, các mũi tiếp theo sẽ được tiêm theo lịch tiêm chủng mở rộng tại địa phương vào các tháng tiếp theo. Đối với mẹ, sau sinh các bác sĩ theo dõi và điều trị triệt để căn bệnh này.
Nếu trường hợp kết quả viêm gan B âm tính nhưng tỷ lệ mắc bệnh viêm gan B mang thai cao thì mẹ bầu sẽ được tiêm phòng để phòng bệnh cho mẹ và đảm bảo an toàn cho bé. Một số chị em khi mang thai không biết mình bị mắc bệnh và không được tiêm kháng thể, khoảng 20% bé sẽ bị lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ nhưng nếu được tiêm và điều trị sau sinh 12h thì có khả năng bé sẽ được khỏi hoàn toàn.
Việc các chị em theo dõi sức khoẻ định kỳ là rất quan trọng, để tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc, trước – trong – sau khi mang thai nên được theo dõi sức khoẻ tốt nhất để an toàn cho cả mẹ và bé.
>>>Xem thêm : https://chevang.com.vn/cham-soc-suc-khoe-sau-sinh/co-dia-it-sua-phai-lam-sao/