Bước sang tuần thứ 24, mẹ bầu đã trải qua 6 tháng mang thai nên bụng đã to hơn rõ rệt, cảm giác bụng nặng hơn mẹ di chuyển chậm chạp hơn. Thai nhi lúc này đã gần như hoàn thiện đầy đủ những bộ phận trên cơ thể. Vì vậy, blog.chevang.com.vn muốn chia sẻ những lưu ý khi mang thai tháng thứ 6 để giúp mẹ có thêm một số thông tin chăm sóc tốt nhất cho thai kỳ của mình.
Ở tuần thứ 25, phổi của bé đã phát triển và có khả năng tự nhận oxy mặc dù vậy trong bụng mẹ bé vẫn nhận đầy đủ oxy từ bánh nhau. Lúc này phổi bé đã sản sinh ra một chất để túi khí của phổi không dính lại và không xẹp xuống khi thở đó là chất surfactant.
Tuần 26: Móng tay của bé đã xuất hiện, 2 tay bé đã hoàn chỉnh. Bé đã có thể cảm nhận làn da của mình, sờ nắn dây rốn, các ngón tay co duỗi điêu luyện.
Tuần thứ 27: Bé nặng khoảng 850 – 900 gram, đôi mắt của bé đã bắt đầu mở ra và biết chớp mắt, màu mắt em bé cũng đã được quyết định bởi gen, những sợi lông mi đang dần lộ diện, tóc bé dài hơn.
Tuần lễ 28: Là tuần cuối của tháng thứ 6, hình dáng bé đã giống khi sinh ra hơn các tuần trước nhưng vẫn còn hơi nhỏ, tai của bé đã có thể nghe âm thanh bên ngoài, mẹ hãy tâm sự với con nhiều hơn nhé vì bé đã có thể nhận ra được giọng nói của mẹ rồi đấy.
Những lưu ý khi mang thai tháng thứ 6:
- Mẹ bầu nên ăn nhiều quả bơ, dầu oliu, dầu lạc, dầu rau cải, dầu đậu nành, dầu thực vật … để bổ sung đầy đủ chất béo lành mạnh, lượng mỡ trong thời kỳ mang thai.
- Chia nhỏ bữa ăn để mẹ và bé ấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, tránh tình trạng bữa ăn quá no khi lại quá đói.
- Mẹ cung cấp thêm canxi để hạn chế đau lưng, chuột rút, loãng xương từ việc ăn nhiều các loại ngũ cốc, đậu đỏ, đậu phộng.
- Hãy nhớ bổ sung acid folic, vitamin tổng hợp, sắt đều đặn theo đơn chỉ dẫn của bác sĩ siêu âm.
Với những lưu ý khi mang thai tháng thứ 6 hy vọng mẹ bầu có thêm kiến thức chăm sóc thai nhi tốt hơn.