Khi bước vào tháng cuối của thai kỳ, cân nặng của mẹ tăng lên khoảng 10 – 12kg trước khi mang thai, trông bụng mẹ đã to hơn rất nhiều và còn vài tuần nữa mẹ sẽ được bế ẵm trên tay thiên thần nhỏ đáng yêu nên mẹ cần ăn uống và nghỉ ngơi nhiều hơn. Một số những lưu ý khi mang thai tháng cuối là những điều mẹ cần quan tâm để chuẩn bị cho thời điểm vượt cạn sắp tới.
Khi đứng quá lâu sẽ dễ khiến mẹ mệt mỏi, chân phù và nặng hơn nhất là vào cuối ngày, vùng xương chậu đôi khi đau nhói vì các hormon đè nặng lên các dây chằng cùng với xương chậu của mẹ căng to để đầu em bé lọt xuống khiến mẹ muốn nghỉ ngơi nhiều hơn so với những tháng trước. Lúc này tuyến vú của mẹ phát triển, chảy ra sữa non để phục vụ bé ngay khi bé cất tiếng khóc chào đời.
Những giấc ngủ của mẹ sẽ gián đoạn hơn do mẹ buồn tiểu thường xuyên, cơn gò tử cung thường xuyên diễn ra nhưng không gây đau đớn, tư thế nằm không còn thấy dễ chịu nhưng đây là những hiện tượng mẹ nào cũng gặp phải khi mang thai tháng cuối. Mẹ nên nhớ theo lịch hẹn hãy đi siêu âm thường xuyên hơn để đánh giá, theo dõi sự phát triển của bào thai, lượng ối, vị trí và độ trưởng thành của bánh nhau. Đo chiều cao tử cung để chẩn đoán nguy cơ sinh non, nghe tim thai, đo cơn gò tử cung để tránh chuyển dạ sớm.
Những lưu ý khi mang thai tháng cuối:
- Mẹ cần thường xuyên theo dõi cử động của bé, đếm những cú đạp của bé thường xuyên.
- Tiêm đủ 2 mũi vacxin trước sinh để phòng bệnh cho mẹ và con.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ, nếu ra nhiều dịch hãy dùng băng vệ sinh để âm đạo khô thoáng hơn ngăn ngừa viêm nhiễm , nấm ngứa, nếu âm đạo tiết dịch có màu lạ, không còn trong có mùi hôi cần đi khám ngay.
- Mẹ nên vệ sinh đầu vú hàng ngày, massage ngực để sữa nhanh về sau sinh.
- Không nên thụt rửa sâu âm đạo vì có thể gây xuất huyết cổ tử cung.
- Nếu mẹ bị vỡ ối, cơn co nhanh và đau bụng, ra máu âm đạo, cử động thai bất thường nên đi bệnh viện để được theo dõi và can thiệp kịp thời.
Những lưu ý khi mang thai tháng cuối mẹ cần cẩn thận ghi nhớ để chăm sóc tốt cho mẹ và bé.