Khi mang thai bất kỳ thai phụ nào cũng trông chờ, mong đợi biết được sự phát triển của sinh linh bé nhỏ trong bụng mình. Mang thai mấy tuần có tim thai? cùng sự phát triển kỳ diệu mẹ nên biết được nêu lên trong bài viết này nhằm mang tới một lượng kiến thức tốt nhất giúp cho những người mẹ trẻ hiểu khi nào con yêu của mình bước vào giai đoạn dần hình thành.
Khi thai nhi bắt đầu có tim thai thì chúng ta chỉ biết được điều đó qua phương pháp siêu âm hiện đại của y học. Vào khoảng trung tuần thứ 6 khi mang thai, thai phụ sẽ cảm nhận được điều ý nghĩa này bằng cách nghe tiếng âm thanh kỳ diệu sinh linh bé nhỏ đang dần hình thành. Vậy mang thai mấy tuần có tim thai? chuyển động của bé ra sao? và quá trình phát triển ấy diễn ra như thế nào? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.
Quá trình hình thành
Các thai phụ có biết rằng ngay từ tuần thứ 16, phôi thai xuất hiện hai mạch máu tạo thành hai ống dẫn của tim. Cho dù lúc này tim thai vẫn chưa hình thành, nhưng đã bắt đầu đập do những hoạt động co bóp và làm theo đúng chức năng của một quả tim thực thụ. Phôi thai dài thêm khoảng 1cm vào cuối tháng thứ nhất 1, tim của thai nhi cũng đi vào quá trình hoàn thiện hơn mặc dù thai nhi chưa có ngũ tạng và tim thai.
Chiều dài của phôi thai vào khoảng 1,25mm ở tuần thai thứ 5, phôi thai đã hình thành rất nhiều tế bào. Vào tuần thứ 5 phôi thai đã có bắt đầu có hình hài, ống thần kinh chạy dọc suốt chiều dài của phôi, phần này về sau sẽ thành cột sống và não của bé. Phần trên của ống thần kinh đã bắt đầu phẳng sao này sẽ tạo nên phần mặt trước của não. Một hạt nhỏ ở giữa phôi thai sẽ sớm phát triển thành tim thai của bé.
Quá trình phát triển
Vào tuần thứ 7, tim dần lớn lên trong cơ thể thai nhi và và phân chia thành hai buồng tim: trái và phải. Tim thai đã bắt đầu đập nhẹ và và nhanh chóng hoàn thiện vào tuần thứ 12, ở tuần 14 tim thai đập rõ ràng hơn. Tim thai nhi đã có thể bơm máu với lượng khoảng 24 lít/ngày ở tuần thứ 16 và số lượng này có thể tiếp tục tăng cùng với sự phát triển của thai nhi. Tim đã hoàn chỉnh về mặt cấu tạo và đảm nhiệm chức năng của mình. Từ đó cho đến lúc bé chào đời, tim của thai nhi tiếp tục lớn hơn về khối lượng, kích thước. Khi bé “cựa quậy” nhiều thì tim có thể đập nhanh đến 180 lần/phút vẫn ở trạng thái bình thường trong khi bình thường tim thai đập từ 120 – 160 lần/phút. Theo các nhà nghiên cứu khoa học thì tim của thai nhi mang giới tính nam sẽ đập chậm hơn tim của thai nhi mang giới tính nữ.
>>> Xem thêm : https://chevang.com.vn/cham-soc-suc-khoe-sau-sinh/ban-co-biet-ba-de-sau-sinh-kieng-an-gi/