Một triệu chứng thường gặp khi mang thai là khó thở, và triệu chứng này có thể đồng hành cùng thai phụ trong suốt thời kỳ mang thai. Làm cách nào giảm bớt tình trạng khi mang thai khó thở?
- Mang thai khó thở có phải là bình thường?
Không phải khi bụng đã to ra ở những tháng cuối của thai kỳ thai phụ mới bị chứng khó thở, mà nhiều người đã có ‘cơ hội trải nghiệm’ cảm giác khó thở ở những ngày đầu của thai kỳ. Có nhiều nguyên nhân nhưng “thủ phạm” chính là do những thay đổi của cơ thể khi mang thai.
Khi mang thai lượng hormone gia tăng, đặc biệt là progesterone, ảnh hưởng trực tiếp đến phổi và kích thích trung tâm hô hấp não của thai phụ làm thai phụ cảm thấy hơi thở gấp gáp và khó khăn hơn. Hơn nữa, khi đang mang thai tử cung sẽ lớn dần lên để thích nghi với sự phát triển của thai nhi., cũng chính vì tử cung lớn lên sẽ chèn ép khiến cho hoạt động của cơ hoành bị hạn chế làm thai phụ cảm thấy khó chịu. Mang thai khó thở là triệu chứng khá bình thường và thường xuyên có trong thai kỳ, nhưng nó không gây ảnh hưởng nhiều cho sức khỏe thai phụ và thai nhi.
- Việc thai phụ cần làm khi bị khó thở.
Không có cách nào có thể điều trị tận gốc triệu chứng khó thở khi mang thai, vì vậy khi cảm thấy mang thai khó thở thai phụ nên đổi tư thế ngồi hoặc nằm, khi ngồi thì ngồi thẳng lưng, vai đẩy ra phía sau; khi nằm ngủ, thai phụ có thể chèn thêm gối phía trên để giảm áp lực của tử cung lên cơ hoành.
Ngoài ra, thai phụ nên chăm chỉ tập thể dục để điều hòa và kiểm soát tốt hơn cho hơi thở của mình. Yoga, đi bộ và bơi là những bài tập phù hợp, giúp thai phụ cung cấp nhiều oxy cho phổi, thực hành các bài tập hít thở để giúp mở rộng phổi hạn chế khó thở.
- Khó thở thế nào phải đi bác sĩ?
Thai phụ cảm thấy khó thở, chóng mặt, nhức đầu và hoa mắt là triệu chứng của huyết áp thấp, những thai phụ có bệnh hen suyễn phải cẩn thận khi khó thở kéo dài, nhịp thở nhanh, đau ngực, nặng hơn là khó thở kết hợp với da chân chuyển sang màu đỏ và sưng to là nguy hiểm đến tính mạng cần phải cấp cứu ngay.