Thông thường khi mang thai thì thai phụ sẽ cảm thấy mắc tiểu nhiều hơn bình thường ngay cả trước khi phát hiện ra bản thân mình đã mang thai. Thực tế đây là trường hợp khá phổ biến xảy ra khoảng sau 6 tuần đầu của tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu của thai kỳ). Vậy khi mang thai ít đi tiểu thì có ảnh hưởng gì cho thai phụ và thai nhi không?
Mang thai ít đi tiểu là khi cơ thể sản xuất nhiều nước tiểu, nhưng bàng quang thì co lại, mặc dù ngay cả khi bàng quang rỗng, áp lực đè lên bàng quang khiến thai phụ lúc nào cũng cảm thấy bụng dưới mình căng cứng, do đó khi đi tiểu, có nhiều thai phụ sẽ thấy mỗi lần đi tiểu lượng nước thải ra rất là ít, thậm chí chỉ là vài giọt nhỏ. Có thai phụ còn bị cảm giác đau rát khi đi tiểu, theo dân gian thường gọi đó là đái rắt ở phụ nữ đang mang thai.
Mang thai ít đi tiểu là do uống nước ít mỗi ngày thai phụ phải uống hơn 2 lít nước, có người lại có thói quen khi nào cảm thấy khát mới uống nước, nhưng đợi đến lúc cổ họng khô lại có cảm giác khát nước thì cơ thể đã bị thiếu nước rồi. Nếu thai phụ nạp đủ nước vào cơ thể thì nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt và thai phụ sẽ đi tiểu khoảng 5 đến 7 lần/ngày. Khi mà cơ thể không đủ nước, nước tiểu sẽ có màu vàng đậm, thai phụ không có cảm giác buồn tiểu từ 3 – 7 giờ. Đây là dấu hiệu rõ nhất cho thấy cơ thể không đủ chất lỏng dư thừa để thoát ra ngoài.
Một khi những độc tố trong nước tiểu không được pha loãng chúng sẽ gây thiệt hại nhiều đến niêm mạc đường tiết niệu của thai phụ và gây ra bệnh viêm bàng quang, thậm chí là viêm đường tiết niệu với triệu chứng phổ biến của căn bệnh là đau buốt khi đi tiểu, són tiểu. Các bác sĩ sản khoa luôn nhắc nhở các thai phụ là phải cung cấp đủ nước cho cơ thể trong suốt thai kỳ vì nước vô cùng quan trọng. thai phụ uống đủ nước sẽ làm cho cơ thể đỡ mệt mỏi, giảm triệu chứng đau nhức, phù nề, đủ nước ối và quan trọng hơn là chuẩn bị nguồn sữa để nuôi bé sau này.
>>> Xem thêm : https://chevang.com.vn/nuoi-con-bang-sua-me/thuc-pham-mat-sua-sau-sinh-nhung-dieu-can-chu-y/