Khi thai nhi còn trong bụng mẹ hầu như tất cả thai phụ đều cảm nhận được tiếng nấc của bé và đôi khi thích thú vì điều đó. Tần suất nấc ở các thai nhi khác nhau tùy theo cơ địa của từng mẹ cũng như sự phát triển của bé. Khi mang thai em bé hay bị nấc có lúc 1 – 2 lần trong ngày, có bé nhiều hơn nhưng cũng có bé không bao giờ nấc.
Phân biệt hai hiện tượng: bé nấc và thai máy
Những cú giật đều hoặc tương tự những tiếng gõ đều từ phía bên trong của bụng dưới được thai phụ miêu tả là bé nấc. Khi ấy nếu đặt nhẹ tay vào bụng bầu, thai phụ sẽ cảm nhận thấy dấu hiệu bé nấc giống như nhịp tim đang đập vậy. Thời gian nấc ở bé có thể kéo dài từ 2 tới 15 phút, mỗi ngày bé có thể nấc vài 3 lần. Nếu là thai máy thì những chuyển động ở bé không được đều đặn và kéo dài như bé bị nấc, bằng phương pháp siêu âm thai phụ sẽ nhìn thấy bé nấc.
Những nguyên nhân mang thai em bé hay bị nấc trong bụng mẹ
Khi chưa chào đời bé đã có khả năng nấc là có vào thời điểm cuối thai kỳ, hệ thống thần kinh trung ương của thai nhi đã phát triển tương đối hoàn thiện và có khả năng kiểm soát tình trạng nấc. Khi thai nhi uống nước ối và thở, một lượng nhỏ nước ối sẽ di chuyển và và định cư trong phổi, đồng thời với những cơn co ở cơ hoành và nấc là kết quả của hành động này.
Cách xử trí khi mang thai bé hay bị nấc
Thai phụ nên có tinh thần thoải mái khi thai nhi bị nấc bởi vì điều này không gây nguy hại gì cho sự phát triển của thai nhi, nhiều thai phụ tin rằng bé bị nấc là do bé đói hoặc khát nên thai phụ cố uống hay ăn một thứ gì đó. Ở trường hợp tần suất nấc của bé tăng lên, thai phụ nên đổi tư thế, ví dụ như thai phụ đang nằm nghiêng bên phải thì quay sang bên trái, đang ngồi thì từ từ đứng dậy đi một chút. Thay đổi tư thế sẽ khiến thai nhi dễ chịu hơn cũng làm giảm đi những cơn nấc.
>>> Xem thêm : https://chevang.com.vn/cham-soc-suc-khoe-sau-sinh/ba-me-sau-sinh-nen-an-uong-nhu-the-nao-la-dung/