Mang thai em bé gò quá nhiều có thể khiến cho một số mẹ bầu lo lắng, nguyên nhân từ đâu dẫn đến những cơn gò này, nó có nguy hiểm không? Tất cả sẽ được chúng tôi chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Gò cứng bụng trong thai kỳ là hiện tượng gì?
Hiện tượng khá phổ biến trong khi mang thai là những cơn gò cứng bụng, hiện tượng này thường xảy ra cuối quý 2 đến quý 3 thai kỳ nhưng cũng có thai phụ nhận được từ rất sớm ngay từ tuần 12 trở đi.
Mang thai em bé gò quá nhiều có nguy hiểm không?
Trong những tháng cuối của thai kỳ, nhiều thai phụ cảm thấy trong tử cung có những cơn gò nhẹ khoảng từ 30 đến 60 giây một vài lần trong ngày đó là những cơn gò sinh lý Braxton-hicks (cơn đau giả), đó là dấu hiệu hoàn toàn bình thường khi mang thai. Cơn gò này thường xuất phát từ một góc của tử cung, thường là góc phải sau đó lan tỏa đều khắp thân tử cung nên thai phụ sẽ cảm thấy tử cung gò nhẹ một vài lần trong ngày, các cơn gò xuất hiện không đều, không gây đau và không ảnh hưởng đến thai nhi.
Thai máy là khi người mẹ cảm nhận được những cử động của thai nhi khi hệ cơ, xương khớp thai nhi phát triển. Những cử động mạnh dần lên truyền qua thành tử cung đến thành bụng mẹ sau đó truyền theo dây thần kinh cảm giác đến đến võ não nên thai phụ nhận được tín hiệu này. Thai nhi xoay người, vung tay- chân, đạp, ưỡn người làm thai phụ thấy bụng lệch về một bên. Nhưng nếu trong một ngày có nhiều cơn gò cứng bụng kèm theo triệu chứng đau nhói bụng thì đó là hiện tượng không bình thường cần phải khám ngay để bác sĩ có những chuẩn đoán chính xác cho sức khỏe mẹ và bé
Mang thai em bé gò quá nhiều mà thai phụ cơ thể hoàn toàn bình thường, không kèm theo dấu hiệu đau bụng hay rò ối thì đó là dấu hiệu vận động của bé hoàn toàn không gây hại đến thai nhi.
>>> Xem thêm : https://chevang.com.vn/cham-soc-suc-khoe-sau-sinh/ba-me-sau-sinh-nen-an-uong-nhu-the-nao-la-dung/