Khi mang thai con đầu, thai phụ có rất nhiều bỡ ngỡ và lo lắng, nhất là gặp trường hợp mang thai đau bụng bên trái không khỏi làm cho chị em lo lắng.
Bụng dưới bên trái được tính từ rốn đến xương chậu – góc của một phần tư vùng bụng có nhiều mô như cơ bắp, mô liên kết và mỡ; phần cuối của ruột già có hai bộ phận là đại tràng và trực tràng. Đau bụng bên trái có thể là các bệnh về ruột già như đau sưng ruột già, rối loạn tiêu hóa khi ruột già co thắt quá mạnh, đường tiểu bị viêm nhiễm, ở phụ nữ còn có thể nguyên nhân ở buồng trứng bị xoắn, hoặc tử cung bị đau. Có trường hợp những cơn đau được bắt đầu từ sau lưng, ở khung xương chậu hoặc vùng bụng rồi mới đến đau bụng bên trái. Ở người bình thường khi đau bụng như thế có trường hợp đau bụng không trầm trọng, có trường hợp đau nhiều,người bệnh phải đến bệnh viện.
Đối với người mang thai đau bụng bên trái thì thế nào?
Khi mang thai cơ thể có rất nhiều sự thay đổi, ở những tuần đầu của thai kỳ sẽ thấy bụng đau, có khi đau đột ngột khi đứng lên ngồi xuống thì đó là sự căng thẳng của dây chằng do phải nâng đỡ thai nhi nằm trong tử cung, với triệu chứng này thai phụ không nên lo lắng quá. Đến 3 tháng giữa của thai kỳ, thai phụ cảm nhận được sự vận động của thai nhi trong bụng mẹ, lúc này bụng to ra đi kèm với việc tăng cân, thai phụ bị đau nhức do khung xương chậu phát triển và giãn nở, bên cạnh bụng bên trái còn có thể đau 2 bên bẹn, đau lưng và bắp đùi.
Nếu chỉ đau nhẹ, không xuất huyết âm đạo thì thai phụ không làm những việc nặng hay khom người, nên hạn chế việc đi lại và nghỉ ngơi nhiều hơn. Mang thai đau bụng bên trái khi gặp các triệu chứng đau nhiều, đau nặng, đau buốt từng cơn, hoặc kéo dài, đau quặn thắt, với cường độ ngày một nặng hơn, chóng mặt, hay xuất huyết âm đạo, sốt cao, hơi thở gấp nên lập tức đến bệnh viện để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.