Thông thường khi mang thai là chu kỳ kinh nguyệt sẽ bị mất đi vì khi hành kinh thì niêm mạc tử cung bong ra và thải ra ngoài, sau thời gian hành kinh gần tuần lễ trứng bắt đầu hoạt động và phát triển. Niêm mạc tử cung càng lúc dày lên hình thành nên ổ chờ trứng được thụ tinh đưa về, khi trứng đến độ chín sẽ nổi lên phía trên bề mặt tử cung, tuyến yên tiết ra hormon LH, trứng chín rụng rơi vào trong loa vòi. Nếu không được thụ tinh thì ổ ở tử cung sẽ không còn cần thiết để sử dụng nữa thì lớp niêm mạc sẽ bong và thải ra ngoài để bắt đầu cho một chu kỳ kinh nguyệt mới.
Có nhiều bạn trẻ hỏi như vậy thì khi mang thai có kinh nguyệt không? Câu trả lời là khi mang thai sẽ bị mất đi chu kỳ kinh nguyệt, nhưng vẫn có một số trường hợp đặc biệt sẽ thấy máu trong thời gian đầu mang thai. Dù bạn dùng que thử thai và đi kiểm tra bằng các biện pháp y tế như siêu âm và có kết quả chắc chắn mình đã có thai thì sẽ không còn bị ra máu kinh nữa.
Mang thai có kinh nguyệt không? Mang thai hoàn toàn không có kinh nguyệt. Bởi trong quá trình trứng được thụ tinh đưa về ổ tử cung trứng bắt đầu làm tổ, một số niêm mạc sẽ bị rớt ra ngoài nên bạn thấy có máu, đó là máu thai không phải máu của chu kỳ kinh nguyệt. Cũng có thể có khả năng bạn bị động thai sẽ có máu như hành kinh, hoặc hư thai.
Làm sao để có thể phân biệt được máu kinh và máu thai? Có dấu hiệu rất rõ và đặt trưng nếu bạn chú ý sẽ nhận ra được đó là:
– Khi hành kinh, máu kinh thường kéo dài từ 3 tới 5 ngày và ra nhiều.
– Máu thai ra rất ít khi vào ở chu kỳ cuối của những ngày hành kinh, nhưng chỉ kéo dài 1 đến 2 ngày.
Khi thấy có máu lúc mang thai bạn không nên lo lắng quá nhưng cũng không nên chủ quan, nếu như ra máu nhiều kèm theo đau bụng bạn nên đi thăm khám và cần có sự tư vấn của bác sĩ. Với những thông tin trên thì các bạn đã có câu trả lời cho việc mang thai có kinh nguyệt không?