Mang thai bị mẩn ngứa có sao không?

Rất nhiều bà bầu bị nổi mẩn, ngứa trong quá trình bầu bí. Điều này có thể do sự thay đổi sinh lý, estrogen bị tăng cao, rạn da, căng giãn da… Vậy mang thai bị mẩn ngứa có sao không và liệu có cách đối phó với tình trạng này hay không?

  1. Nguyên nhân khiến bầu bí bị mẩn ngứa

  • Căng giãn, rạn, nứt da, nổi sần, tăng sắc tố do sự phát triển bào thai, nhất là ở bụng.
  • Sinh lý có sự biến đổi, estrogen tăng ở mức cao.
  • Mất độ ẩm da.
  • Bệnh Eczema.
  • Dị ứng.
  • Phát ban.
  • Muối mật gan tăng.
  • Bị thay đổi pH hoặc viêm nhiễm, nấm vùng kín làm bà bầu bị ngứa âm đạo.
  • Viêm nang lông, nhất là tháng cuối bầu bí làm mẹ bị ngứa ở vùng viêm.
  1. Mang thai bị mẩn ngứa khắp người có sao không?

Mẩn ngứa khi bầu bí ở mỗi người có mức độ khác nhau. Cụ thể:

  • Bà bầu ngứa nhưng không có dấu hiệu khác lạ gì khác ở trên da.
  • Ngứa kèm mẩn đỏ nhưng không đau. Gặp trời nóng thì sẽ mẩn đỏ và ngứa hơn.
  • Bị ngứa đến nỗi bứt rứt, gãi chảy máu, trầy da, phải xoa dầu gió.

Nguyên nhân mẩn ngứa khi bầu bí đôi khi là do sinh lý tự nhiên, song đôi khi cũng có thể cảnh báo những nguy hiểm. Vì vậy, mẹ cũng không nên lơ là, cần phải theo dõi cẩn thận cơn ngứa.

Mẩn ngứa dù do sinh lý hay bệnh lý nếu kéo dài gây bứt rứt, khó chịu thì cũng đều phải sớm điều trị, tránh ảnh hưởng đến mẹ và bé.

Thai phụ có thể mẩn ngứa nhiều nơi trên cơ thể như lòng bàn tay, lòng bàn chân, hậu môn, âm đạo, thậm chí là toàn thân, có thể kèm theo sốt, nổi ban…

Thông thường, thay đổi hormone là lý do chính tạo nên những cơn ngứa ngáy khi mang bầu. Bên cạnh đó, sự phát triển của bào thai làm mẹ tăng cân nhanh quá mức làm các vùng da bị rạn ngứa.

Tình trạng mẩn đỏ, ngứa ngáy thường nặng nề hơn với những mẹ bị khô da, dị ứng hay chàm bội nhiễm.

Ngứa hậu môn cũng có thể do trĩ hoặc mồ hôi.

Ngứa âm đạo là do sự biến đổi pH.

Ngứa nặng nề, dữ dội ở tháng thứ 2, 3 của thai kỳ có thể là bà bầu bị ứ mật gan. Mật không được lưu thông làm muối mật bị tích tụ ở trong da, từ đó làm mẹ ngứa ngáy ở khắp nơi trên cơ thể. Có thể không xuất hiện phát ban, song có thể bị đỏ da, nhức và đau do gãi nhiều tạo thành vết xước. Ngoài ra, mẹ có thể thấy vàng da, buồn nôn, nôn ói, không muốn ăn và đi ngoài phân nhạt màu.

Khi ngứa kèm sốt, nổi ban cũng là một trong những biểu hiện của nhiễm herpes, thủy đậu… Nếu ngứa kèm theo tổn thương da, bà bầu hãy nghi ngờ ngay đến vảy nến hoặc chàm.

Có thể các mẹ chưa biết, để giúp sữa đặc hơn, có nhiều dưỡng chất hơn, các mẹ có thể tham khảo thêm những loại thức uống giúp lợi sữa, trong số đó có chè vằng. Tìm hiểu thêm về chè vằng

Ngứa âm đạo kèm rát, nóng là tình trạng nấm, viêm nhiễm vùng kín hoặc các bệnh liên quan đến đường tình dục.

  1. Cách đối phó

Với những tình trạng nghiêm trọng kể trên, thai phụ nên thăm khám sớm để có cách chữa trị tránh tác động không tốt đến cả mẹ và bé.

Một số cách bổ ích giúp mẹ hạn chế mẩn ngứa trong thai kỳ:

  • Luôn giữ gìn cho cơ thể thông thoáng, sạch sẽ, mặc đồ thoải mái, thấm hút mồ hôi, hạn chế ở trong không gian nóng bức quá.
  • Không nên ngâm mình hoặc tắm quá lâu dưới vòi sen và nước nóng. Làm như vậy khiến da mẹ dễ bị khô và dễ ngứa ngáy hơn.
  • Nếu dùng sữa tắm phải có độ pH phù hợp và không gây kích ứng cho thai phụ.
  • Bột yến mạch là lựa chọn khá hiệu quả giúp mẹ cải thiện vấn đề ngứa ngáy khi mang thai.
  • Việc gãi cào sẽ làm mẹ càng kích ứng, mẩn ngứa hơn, thậm chí có thể bị di chứng sau này. Vì vậy, cần rất hạn chế việc gãi cào khi bị ngứa. Hãy dùng khăn ấm chườm nhẹ vào nơi bị ngứa có thể khiến mẹ thấy thư thái hơn đấy.
  • Để giảm thiểu vấn đề ngứa âm đạo, bà bầu cần giữ cho vùng kín luôn sạch và khô thoáng. Không lạm dụng việc dùng dung dịch vệ sinh tránh làm thay đổi pH tự nhiên, nếu muốn dùng hãy tìm loại có pH thích hợp, không gây khô hay kích ứng.
  • Không tự ý dùng kem ngoài da hay thuốc uống. Nếu muốn hỗ trợ từ thuốc, hãy xin tư vấn cụ thể từ chuyên gia.
  • Mặc đồ cotton, thoáng mát, rộng rãi, nhất là đồ lót.
  • Tắm nước ấm hoặc mát, không nên tắm nước quá nóng.
  • Tránh nơi nắng nóng.
  • Không dùng sữa tắm, xà bông, dung dịch tẩy rửa có tính mạnh, gây kích ứng, mẩn ngứa da.
  • Chăm sóc da dẻ nên dùng sản phẩm chứa ít dầu khoáng.
  • Bổ sung dầu oliu, vitamin A, D, axit linoleic từ dầu gan cá, dầu hạt lanh, cá biển, chế phẩm sữa…
  • Uống nhiều nước, tối thiểu 2l/ngày.
  • Giữ gìn sạch sẽ, khô thoáng vùng tam giác, tốt nhất là bằng nước muối sinh lý hoặc muối loãng. Thay quần lót tối thiểu 2 lần/ngày, hạn chế việc dùng băng vệ sinh nếu bị ngứa ngáy âm đạo.
  • Sử dụng kem dưỡng mềm ẩm da để hạn chế tình trạng bong tróc, khô da.

Thông tin trên đây có lẽ đã giải đáp được thắc mắc của các mẹ về vấn đề “Mang thai bị mẩn ngứa có sao không?”. Dù bầu bí có ngứa ngáy vì bất kỳ lý do nào cũng không nên cào gãi hay tự ý dùng thuốc trị liệu. Mẹ có thể tham khảo các cách giảm triệu chứng ngứa ở trên và tham khảo thêm tư vấn y khoa nếu cần thiết nhé.

>>> Xem thêm : https://chevang.com.vn/cham-soc-suc-khoe-sau-sinh/an-gi-nhieu-sua-ma-khong-beo/

Chè vằng lợi sữa Vườn Dược Thảo

Có thể bạn chưa biết! Cao chè vằng Vườn Dược Thảo là sản phẩm chất lượng cao đã được nghiên cứu, thử nghiệm và chứng minh có tác dụng rất tốt cho phụ nữ sau sinh. Không chỉ giúp các bà mẹ LỢI SỮA, chè vằng Vườn Dược Thảo còn có tác dụng GIẢM CÂN, CĂNG DA BỤNG giúp nhanh chóng lấy lại VÓC DÁNG THON GỌN cho phái đẹp. Để xem chi tiết sản phẩm, hãy click vào đây

Hotline: 091.3333.058
Chat Facebook
Gọi điện ngay