Nhiều bà mẹ khi mang thai được 5 tháng bị phù nề chân gây cảm giác đau đớn, khó chịu, hơn nữa còn bất tiện trong việc đi lại, di chuyển.
Theo kết quả nghiên cứu, có đến 75 % chị em phụ nữ khi mang thai bị mắc chứng phù chân, nhất là vào những tháng cuối của thai kỳ gây nhiều phiền toái. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Trong đó có hai nguyên nhân chính. Đầu tiên, đó là do sự sản sinh của hormone Rexalin. Hormon này làm do các dây chằng ở bàn chân giãn ra từ đó làm tăng kích thước của chân. Thứ hai, đó là do sự gia tăng áp lực trong các tĩnh mạch. Khi kích thước thai nhi tăng lên, nhất là khi thai nhi đã lớn vào những tháng cuối sẽ tạo nên một áp lực lớn chèn ép lên các tĩnh mạch vùng chậu làm máu không thể lưu thông. Ngoài ra, sự thay đổi cân nặng đột ngột của một số mẹ cũng làm tăng sức ép lên đôi chân, các bác sỹ cũng cho biết, thể chất hoặc thời tiết cũng tác động đến hình dạng, kích thước của chân
Các biện pháp làm giảm sự phù nề của chân
Trước tiên, khi mang thai từ 5 tháng cần lựa chọn giày dép thoải mái, tránh mang giày chật sẽ làm chân phù nề đau nhức, khó chịu. Nên mang giày rộng, thấp, thoải mái, không nên đi thường xuyên đề chân có thời gian nghỉ ngơi giúp máu lưu thông tốt hơn
Kích cỡ tất cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chân, tất bí và chật sẽ dể làm chân bị phù nề hơn
Chế độ ăn khi mang thai cũng rất quan trọng. Đối với thai phụ, chế độ ăn uống cân bằng bổ sung nhiều protein, ăn nhiều rau xanh như cải bắp, rau bina, các loại trái cây chứa nhiều vitamin không chỉ làm giảm nguy cơ sung, phù chân mà còn giúp đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ lẫn bé.
Các mẹ cần giữ cho cơ thể luôn đủ nước, uống mỗi ngày từ 6-8 cốc nước tránh tình trạng cơ thể thiếu nước sẽ dễ tích nước gây phù nề.
Việc đi bộ mỗi ngày khoảng 30 phút cũng rất tốt cho sức khỏe đồng thời làm chân linh hoạt hơn.
Ngoài ra, để làm giảm áp lực lên tĩnh mạch sản phụ có thể nằm nghiêng về bên trái do tĩnh mạch chủ ở bên phải cơ thể.
>>> Xem thêm : https://chevang.com.vn/nuoi-con-bang-sua-me/khong-du-sua-cho-con-bu-phai-lam-sao/