Mang thai 10 tuần bị đau bụng khiến mẹ lo lắng đến sự an toàn của thai nhi tuy nhiên không phải triệu chứng nào cũng gây nguy hiểm. blog.chevang.com.vn sẽ giúp các mẹ bầu liệt kê bà phân loại những nguyên nhân gây đau bụng khi mang thai nhé.
Đa số khi mang thai các trường hợp đau tức bụng không đáng lo lắng quá nhưng nếu mẹ bầu đau bụng dữ dội, theo cơn dai dẳng trong suốt thời gian dài hoặc có kèm ra máu thì nên đi khám bác sĩ.
- Các trường hợp đau bụng thông thường khi mang thai:
+ Khó tiêu, đầy bụng: Khi mang thai, tử cung giãn ra để em bé phát triển nên tạo áp lực cản trở hoạt động của dạ dày khiến tiêu hoá của mẹ làm việc kém hiệu quả, đồng thời các hormon thay đổi trong cơ thể cũng dễ khiến mẹ bị đầy bụng, khó tiêu hoá.
+ Táo bón, trĩ: Đây là hiện tượng phổ biến trong thai kỳ, khiến bụng bị đau tức. Nguyên nhân do các hormon được tiết ra trong cơ thể khi mang bầu làm chậm tiêu, gây áp lực lên trực tràng nên khi đi cầu sẽ khó khăn hơn, táo bón kéo dài có thể gây ra bệnh trĩ.
+ Đau dây chằng: Mẹ bầu sẽ cảm thấy đôi lúc bị đau nhói hay âm ỉ bên một hay cả hai bên bụng, thường đau ở bẹn hoặc bụng dưới, nếu bạn đang ngồi hay nằm đứng lên quá đột ngột sẽ bị đau.
2. Những trường hợp đau bụng bất thường:
+ Mang thai ngoài tử cung: Thai ngoài tử cung là trường hợp mang thai hết sức nguy hiểm nếu không được tiến hành điều trị can thiệp sớm, ngoài dấu hiệu đau bụng sẽ kèm chảy máu âm đạo, đau vai, đau khi hoạt động, rối loạn nhịp tim thì bạn nên đến ngay bệnh viện.
+ Sảy thai: Mang thai 10 tuần bị đau bụng từ vài giờ hay vài ngày kèm theo ra máu cục to.
+ Các nguyên nhân bệnh lý khác: U gan, u xơ tử cung, bệnh túi mật, sỏi mật, tắc ruột, viêm ruột thừa, ngộ độc thực phẩm, viêm gan, virus dạ dày hay sỏi mật.