Trong 40 tuần thai, mẹ bầu không thể tránh khỏi ê mông khi mang thai và theo từng giai đoạn tình trạng này còn tăng lên vì vùng xương chậu là nơi chịu nhiều áp lực nhất của cơ thể.
Nguyên nhân ê mông khi mang thai:
Xương chậu là nơi chịu áp lực nên cảm giác khó chịu là biểu hiện bình thường mà mẹ bầu nào cũng phải đối mặt, khi trọng lượng của mẹ và thai nhi tăng lên những lần ê mông sẽ tăng dần. Xương chậu cũng phát triển để thích nghi với sự tăng trưởng của em bé kéo theo tử cung của mẹ ngày một lớn dần. Đỉnh điểm ê mông khi mang thai là khi thai nhi ở tuần 36, khi này bé đã xoay đầu xuống dưới đầu chúc xuống xương chậu của mẹ để chuẩn bị ra đời, máu dồn về xương chậu nên áp lực sẽ lớn hơn mẹ càng khó chịu hơn.
Biểu hiện cụ thể: Đau ê ẩm vùng lưng, hông và xương chậu, vùng quanh mông nhức mỏi trong mọi cử động kể cả khi nằm hay ngồi. Đau ê mông khi mang thai là triệu chứng bình thường nhưng cần đi khám ngay nếu kèm theo các cơn đau nhói, hoặc chảy máu âm đạo.
Việc cần làm nếu ê mông khi mang thai:
- Đi lại nhẹ nhàng: Di chuyển nhẹ nhàng, có thể bơi lội, tập thể dục nhẹ nhàng để cơ lưng và cơ bụng căng hơn.
- Nghỉ ngơi nhiều hơn: Mẹ bầu cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi khi ở giai đoạn cuối thai kỳ, nằm nghiêng sang một phía hoặc nằm ngửa nâng cao đầu và chân lên giống như ngồi, nằm thay đổi tư thế để cảm thấy thoải mái nhất.
- Mang đai hỗ trợ: Đeo dây đai để giúp nâng đỡ bụng của mẹ bầu nhờ đó xương chậu bớt đau nhức hơn, hãy nhờ bác sĩ hoặc các mẹ đã từng sử dụng để có địa chỉ mua đai đỡ tốt nhất.
- Chườm nước nóng và lạnh: Lấy những miếng gạc thấm nước nóng và nước lạnh nên vị trí đau ê ẩm sẽ giúp giảm đau đáng kể, có thể áp dụng trong mọi tư thế nằm hay đứng hay ngồi rất dễ dàng.