Trong thời kỳ mang thai, nhất là trong tam cá nguyệt đầu tiên mẹ bầu dễ bị đau dạ dày vì tần suất nôn mửa thường xuyên vì đang trong thời kỳ ốm nghén. Mẹ bầu bị đau dạ dày khi mang thai cần làm gì để giảm bớt tình trạng này và vừa có thể đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi phát triển hãy tham khảo bài viết này của chúng tôi.
- Ăn uống hợp lý:
– Không nên ăn những thực phẩm khô như lương khô, hoa quả sấy, hẹ, măng, cá, dưa muối… chúng sẽ không giúp tình trạng này khá hơn mà còn khiến vết loét dạ dày nghiêm trọng hơn.
– Không sử dụng các món ăn dễ làm dạ dày sản sinh ra axit như khoai tây, khoai lang, đồ ăn cay… không uống các loại nước uống chứa nhiều thành phần gây kích thích dạ dày như rượu, trà đặc, nước uống có ga, bia….
– Bà bầu nên ăn uống từ từ, ăn chậm – nhai kỹ, không ăn quá no hay để bụng quá đói để tăng sự bài tiết nước bọt, tránh làm sản sinh ra nhiều axit khiến bụng khó chịu hơn.
– Tăng cường ăn hải sản để bổ sung cho cơ thể vi lượng kẽm có tác dụng chữa bệnh đau dạ dày rất hiệu quả.
– Chia nhỏ khẩu phần ăn tránh quá no, ăn từ 5 – 6 bữa ăn nhỏ 1 ngày sẽ dễ hấp thụ dinh dưỡng hơn.
– Không nên vận động mạnh ngay sau khi ăn, nên đi lại nhẹ nhàng để tiêu hoá dễ hơn đồng thời làm giảm tình trạng đau bụng.
– Nên ăn nhiều các món hấp, luộc, ninh, hạn chế các đồ ăn chiên, xào, rán vì sử dụng đồ ăn chứa nhiều dầu dạ dày làm việc khó khăn hơn, viêm loét dạ dày lâu lành hơn và đau dạ dày khi mang thai khó chữa hơn..
– Tuyệt đối tránh xa đồ ăn ôi thiu, sống, chín tái hay để lạnh.
- Chế độ sinh hoạt:
– Đau dạ dày khi mang thai một phần do stress, căng thẳng, mất ngủ nên việc giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan khá quan trọng.
– Mẹ bầu không nên thức quá khuya, đảm bảo ngủ đủ giấc 8h mỗi ngày.
– Mẹ bầu nên nghỉ ngơi thư giãn, đi bộ nhẹ nhàng để tinh thần sảng khoái hơn.
Qua những thông tin trên, chúc các mẹ bầu mau chóng thoát khỏi tình trạng đau dạ dày khi mang thai để bé và mẹ cùng khoẻ mạnh.