Trong cả quá trình mang thai, thi thoảng mẹ bầu sẽ thấy xuất hiện những cơn đau bụng bình thường. Tuy nhiên, nếu đau bụng khi mang thai kèm một số biểu hiện bất thường thì các mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý.
Các dây chằng liên kết với các khớp xương trên cơ thể mẹ bầu khi mang thai sẽ bị căng và giãn ra để giúp dạ con phát triển nên khi mẹ bầu di chuyển cũng sẽ thấy bị đau ở toàn bộ hay một phần cơ thể. Khi bé lớn hơn ở những giai đoạn giữa hay giai đoạn cuối thai kỳ, dạ con dần có khuynh hướng nghiêng dần sang phía bên phải, các mô của dây chằng co thắt lại nên các cơn đau do chuột rút nhiều hơn.
Đau bụng khi mang thai nếu có các dấu hiệu dưới đây thì cần đi khám sớm:
- Cảm lạnh và nôn ói.
- Nóng và đau rát khi đi tiểu.
- Bị chảy máu hay đốm da.
- Đau nhức và âm đạo tiết dịch bất thường.
- Sốt cao, buồn nôn.
- Đau bụng kèm theo hoa mắt, chóng mặt, đau dữ dội kèm cơn co thắt.
Sảy thai cũng là dấu hiệu đáng lo nếu bị đau bụng ra máu thường xảy ra trong khoảng từ tuần thứ 12 và tuần thứ 24 của thai kỳ được coi là sảy thai muộn hoặc từ tuần thứ 28 trở đi nguy cơ sinh non là rất cao nên để an toàn cho mẹ và bé hãy đi khám ngay đến có các biểu hiện bất thường như trên để được can thiệp kịp thời. Ở thời điểm 3 tháng cuối thai kỳ, nếu các cơn đau xuất hiện ở lưng, hông, vùng bụng dưới hay tiêu chảy kèm theo co tử cung nghĩa là bạn sắp sinh.
Nếu bạn bị đau bụng vì một bệnh lý hay một dấu hiệu bất thường nào tốt hơn hết hãy đi khám để được tư vấn cụ thể, tránh mang vác vật nặng, không cúi gập người, ngồi xổm, ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi nhiều hơn và sử dụng các loại thuốc đúng chỉ định để tránh đau bụng khi mang thai.