Chuyển dạ sớm – nguy cơ mẹ sinh non

Bình thường, một chu kỳ thai sẽ kéo dài khoảng 38 – 40 tuần tuổi nhưng đôi khi ở một số mẹ bầu lại xuất hiện các tín hiệu bị chuyển dạ sớm dẫn đến nguy cơ sinh non. Hiện tượng này xảy ra khi tử cung của mẹ mở ra sớm hơn so với dự kiến. Hậu quả là làm tăng khả năng bị sinh non, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé sau này.

Các dấu hiệu cảnh báo chuyển dạ sớm

  • Các cơn đau do sự co thắt mạnh ở tử cung xuất hiện nhiều, trên 5 lần/giờ (hay còn gọi là hiện tượng “chuyển dạ giả”).
  • Nước ối bị rò rỉ hoặc bị vỡ ối
  • Đôi khi hoặc thường xuyên bị đau bụng dưới
  • Xuất hiện hiện tượng chuột rút và những cơn đau thắt lưng âm ỉ
  • Bụng tụt là dấu hiệu báo mẹ chuẩn bị vượt cạn
  • Dịch âm đạo tiết ra nhiều, hơi đặc, có màu vàng nhạt, đôi khi có đi kèm với một ít máu
  • Đi vệ sinh nhiều hơn do thai nhi chèn ép lên bàng quang.
  • Cảm giác mệt mỏi, khó chịu, khó ngủ, thậm chí là mất ngủ do sức ép của thai nhi

Các yếu tố làm tăng khả năng “chuyển dạ sớm”

  • Phụ nữ có tiền sử bị sinh non
  • Xuất hiện các tín hiệu bất thường ở buồng trứng hoặc tử cung
  • Phụ nữ mang thai đôi, đa thai
  • Phụ nữ mang thai khi đã từng nạo phá thai
  • Mẹ bầu xuất hiện tình trạng chảy máu không rõ nguyên nhân từ tuần 20 của thai kỳ
  • Mang thai nhưng bị mắc các bệnh viêm âm đạo, viêm thận, viêm bàng quang hoặc tiểu đường

Ngoài những yếu tố trên thì chế độ ăn uống và sinh hoạt không an toàn và lành mạnh cũng góp phần làm tăng nguy cơ sinh non ở mẹ. Mẹ bầu nên có thực đơn dinh dưỡng hàng ngày khoa học, tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…, hạn chế việc đứng quá lâu hay làm việc nặng nhọc kéo dài.

Sinh non có ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Những đứa trẻ được sinh sớm hơn so với dự kiến (trước tuần thứ 37) thường phải đối mặt với các thiệt thòi về sức khỏe và phải chăm sóc tại cơ sở y tế lâu hơn so với những đứa trẻ đủ tháng. Sinh non làm tăng nguy cơ em bé gặp phải các biến chứng không tốt về hô hấp, hệ tiêu hóa, não bộ hoặc thần kinh do cơ thể bé lúc này chưa được hoàn thiện các chức năng.

Ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ

Sinh non có thể gây ra những hậu quả không mong muốn ở trẻ, cụ thể như: trẻ bị chậm phát triển về thể lực, trẻ gặp khó khăn trong học tập, khó khăn trong việc kết bạn, giao tiếp…

Một số bé bị sinh non có sức đề kháng kém còn có thể bị tăng động, tự kỷ hoặc bại liệt não.

Ảnh hưởng đến chức năng của phổi

 

 

Trẻ sinh sớm dễ phải đối mặt với các nguy cơ về hô hấp như suy hô hấp, hen phế quản, viêm phổi… do chức năng phổi của bé chưa được hoàn thiện.

Có thể các mẹ chưa biết, để giúp sữa đặc hơn, có nhiều dưỡng chất hơn, các mẹ có thể tham khảo thêm những loại thức uống giúp lợi sữa, trong số đó có chè vằng. Tìm hiểu thêm về chè vằng

Các nguy cơ khác

Trẻ có thể bị chậm mọc răng, hay gặp phải các bệnh về mắt như bệnh võng mạc hoặc mất thính lực, khó khăn trong tiêu hóa, tăng nguy cơ bị hoại tử ruột. Đây đều là những bệnh phổ biến và nguy hiểm đối với những đứa trẻ bị sinh non.

Đứng trước những hiểm họa khôn lường về sức khỏe của trẻ bị sinh non, các mẹ nên có chế độ sinh hoạt và chăm sóc phù hợp trong suốt thai kỳ. Thường xuyên khám thai định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu “sinh non” để có biện pháp xử lý và điều trị kịp thời các mẹ nhé!

>>> Xem thêm : https://chevang.com.vn/cham-soc-suc-khoe-sau-sinh/sau-sinh-ngu-nhieu-nen-hay-khong/

Chè vằng lợi sữa Vườn Dược Thảo

Có thể bạn chưa biết! Cao chè vằng Vườn Dược Thảo là sản phẩm chất lượng cao đã được nghiên cứu, thử nghiệm và chứng minh có tác dụng rất tốt cho phụ nữ sau sinh. Không chỉ giúp các bà mẹ LỢI SỮA, chè vằng Vườn Dược Thảo còn có tác dụng GIẢM CÂN, CĂNG DA BỤNG giúp nhanh chóng lấy lại VÓC DÁNG THON GỌN cho phái đẹp. Để xem chi tiết sản phẩm, hãy click vào đây

Hotline: 091.3333.058
Chat Facebook
Gọi điện ngay