Có nhiều thông tin cho rằng chụp X – quang khi mang thai có thể sẽ gây dị tật cho thai nhi nên đã có những trường hợp lỡ chụp X – quang nên vội vàng bỏ thai. Liệu rằng điều này có đúng? Chúng ta hãy cùng nhau đi sâu hơn về vấn đề này.
Tia X là một dạng bức xạ dù không nhìn thấy bằng mắt thường nhưng phát ra năng lượng cao có thể xuyên thấu qua nhiều vật thể nhất là những vật thể sống nên tia X được sử dụng để chụp chiếu, chẩn đoán các bệnh về các cơ quan nội tạng đặc biệt là xương, phổi. Khi tia X xuyên qua những vật thể sống, tia X có khả năng làm biến đổi các tế bào và ADN của các tế bào mà chúng xuyên qua nên đây là nguyên nhân dẫn đến kết luận là chụp X – quang không nên chụp X – Quang khi mang thai.
Vậy thực hư có đúng không?
Trong y học, khi dùng tia X – quang để chẩn đoán các bệnh lý sẽ không làm tăng nguy cơ dị tật ở thai nhi, bên cạnh đó một thực tế cho thấy dù không chụp chiếu nhưng 4 – 6% trẻ em sinh ra vẫn bị dị tật bẩm sinh, các dạng dị tật thường gặp ở trẻ là thừa hoặc thiếu ngón tay hay ngón chân, thịt thừa xuất hiện trên da. Dù vậy nếu lạm dụng tia X quá nhiều cho mẹ bầu là không tốt, dù tia X có bức xạ thấp nhưng hơn hết mẹ cần hạn chế việc chụp X – Quang khi mang thai.
Liệu có biện pháp nào thay thế chụp tia X – quang?
Nếu mẹ nghi ngờ hay bị mắc bệnh cần chụp chiếu, lúc này mẹ có thể kiến nghị với các bác sĩ thay thế bằng phương pháp siêu âm hoặc chụp cộng hưởng từ. Hai phương pháp này sẽ không gây ra nguy hại gì cho thai nhi cả. Nếu trong trường hợp bệnh nặng, mẹ cần phải chụp tia X để chẩn đoán chính xác nhất tình trạng bệnh thì mẹ cứ làm theo chỉ định vì 2 phương pháp trên chỉ cho ra kết quả tương đối.