Rối loạn tiêu hoá là trường hợp thường gặp khi mang thai của các mẹ bầu, chúng thường gây nên những triệu chứng táo bón, tiêu chảy làm mẹ bầu rất khó chịu. Tuy nhiên để tìm hiểu rõ về việc mang thai bị tiêu chảy hãy tham khảo bài viết này của chúng tôi.
Mẹ bầu thường xuyên bị tiêu chảy nhất là trong tam cá nguyệt thứ ba, kèm theo là những biểu hiện như háo nước, đau đầu, mệt mỏi, co rút, phân lỏng và có mùi chua, sốt, người lạnh, đau cơ, đau bụng…. Mỗi đợt tiêu chảy thường kéo dài từ 3 – 10 ngày tuỳ theo mức độ nên cần điều trị dứt điểm sớm nhất để tránh bị sinh non và mất nước.
Mang thai bị tiêu chảy do một số nguyên nhân sau đây:
- Chế độ ăn uống không hợp vệ sinh, ăn thức ăn ôi thiu, ăn thức ăn chứa chất không phù hợp với cơ thể.
- Uống nước không hợp vệ sinh.
- Do mắc các bệnh đường ruột.
- Do sử dụng các thuốc giảm axit trong dạ dày có chứa nhiều kháng sinh và magi, sử dụng một số loại thuốc không đúng cách có thể dẫn tới tiêu chảy cấp ở bà bầu.
- Các động vật ký sinh xâm nhập vào hệ tiêu hoá thông qua đồ ăn uống như Entamone histolytica, Giardia, Cryptosporidium.
- Ăn quá nhiều dưa hấu, rau xanh có nhiều nước, uống nước quá nhiều sẽ dẫn tới mang thai bị tiêu chảy.
- Ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày, loét dạ dày, không dung nạp đường lactose.
Cách điều trị tiêu chảy khi mang thai:
- Mẹ bầu cần đi khám ngay để bác sĩ theo dõi và sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và thời gian cho sớm khỏi bệnh, không nên tự ý sử dụng thuốc theo ý mình sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.
- Nên uống nhiều nước để bù lại lượng nước mất đi trong thời gian bị tiêu chảy.
- Mẹ bầu có thể uống ngay Oresol là thuốc để chống tình trạng mất nước do tiêu chảy nên có thể dùng cả trong giai đoạn mang thai.
Mẹ bầu nên đi khám và chữa trị dứt điểm, nghỉ ngơi nhiều hơn, ăn cháo thịt băm lỏng để chóng phục hồi.