Mía là lựa chọn tuyệt vời cho mẹ bầu khi mùa hè đến, trong mía có chứa nhiều khoáng chất và vitamin tổng hợp các dưỡng chất cho mẹ và bé. Tuy nhiên ăn mía khi mang thai thế nào để tránh gây ra những bất lợi hãy theo dõi bài viết dưới đây của blog.chevang.com.vn.
Trong mía có chứa nhiều hàm lượng đường thiên chiếm khoảng 70%, 30% còn lại là chất khoáng, đạm, chất béo, vitamin, axit hữu cơ, khi ăn mía hàng ngày sẽ cung cấp đủ dinh dưỡng thiết yếu, năng lượng cần thiết.
Lợi ích:
- Chống phù nề: Sử dụng mía khoảng 500g nấu với nước uống thay trà hàng ngày sẽ giúp mẹ bầu chống phù nề hiệu quả.
- Da khoẻ hơn: Khi mang thai, da mẹ sẽ yếu hơn vì những nội tiết tố thay đổi dễ bị mẩn đỏ, dị ứng, nổi mụn nhưng chất axit alpha hydroxit có trong mía sẽ giúp làn da khoẻ mạnh hơn, sáng hơn.
- Giảm ốm nghén: Uống nước mía nấu cùng nước cốt gừng từ 2 – 3 lần/ngày sẽ giúp mẹ thoải mái hơn, những cảm giác khó chịu do ốm nghén sẽ cải thiện đáng kể.
- Chống sâu răng: Trong mía chứa hàm lượng dưỡng chất cao có tác dụng phòng chống sâu răng, cải thiện tình trạng hôi miệng. Ăn mía khi mang thai tốt hơn là uống nước mía đấy.
- Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể: Chất chống oxy hoá có chứa trong mía thúc đẩy tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh, ngăn ngừa bệnh ung thư đặc biệt là ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến.
- Chữa cảm cúm: Nước mía có tác dụng chữa mất nước, cảm cúm, khô miệng. Nếu mẹ bầu bị sốt, hãy uống đủ 3 lần nước mía trong ngày mỗi lần từ 1 – 2 ly để hạ cơn sốt, tinh thần phấn chấn hơn.
Mang nhiều lợi ích cho sức khoẻ, ăn mía khi mang thai cung cấp khá nhiều dưỡng chất nhưng mẹ cũng cần bổ sung thêm các thực phẩm khác để đa dạng dinh dưỡng hơn, tránh sử dụng quá nhiều khiến tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ.