Sốt mò còn hay gọi là sốt phát ban rừng, bệnh lưu hành ở nhiều quốc gia và nhiều đối tượng, nhưng chủ yếu là khu vực Châu Á, trong đó có nước ta. Bệnh có ổ dịch, hay xảy đến trong mùa mưa, được truyền nhiễm một cách ngẫu nhiên khi người ta bị đốt bởi ấu trùng mò. Dịch bệnh khá nghiêm trọng, nhất là với trẻ em nhỏ. Vậy các đặc điểm và triệu chứng trẻ em bị sốt mò là như thế nào? Hãy để chúng tôi cung cấp thông tin cho bạn nhé.
-
Đặc điểm của dịch bệnh
- Ấu trùng mò (mò đỏ) ký sinh ở các loài thú nhỏ và chuột.
- Bệnh có nhiều tên gọi: Sốt bụi rậm, sốt ve mò, sốt mò, sốt bờ bụi, sốt phát ban rừng.
- Ổ dịch hay xuất hiện từ các vùng rậm rạp nhiều bụi cây, rừng rú, nơi ẩm thấp, ướt lạnh. Bệnh phát triển đa số ở Thái Bình Dương và Châu Á, trong đó có nước ta.
- Bệnh dịch diễn biến quanh năm, nhiều nhất là mùa mưa, cao điểm là tháng 6, 7.
- Mọi đối tượng đều có khả năng bị sốt mò, nhưng chủ yếu vẫn là trẻ em, nhất là những em sống ở vùng cao, nơi núi rừng hẻo lánh.
-
Nguyên nhân
Tác nhân và nguồn truyền nhiễm
- Vi khuẩn Orientia tsutsugamushi ký sinh ở trong các động vật.
- Ấu trùng của ve mò nhiễm khuẩn Orientia tsutsugamushi.
Phương thức truyền
- Ấu trùng ve mò khi bị nhiễm khuẩn sống trong các bờ bụi, cỏ cây sẽ đốt và hút máu của người. Bệnh lây nhiễm qua đường nước bọt ấu trùng ve mò, bệnh không truyền nhiễm từ người cho người.
- Khi lao động, sinh hoạt tại nơi có ổ dịch sinh sống của mò, người ta dễ bị nhiễm sốt bụi rậm.
-
Triệu chứng trẻ em bị sốt mò
Loét
- Phỏng nước ban đầu xuất hiện với dịch đục và xung quanh nó bị sẩn đỏ.
- Hình thành những vùng da ẩm và mềm ở bẹn, cổ, nách, bộ phận sinh dục, rốn, vành tai, mi mắt.
- Nốt loét có thể khiến em bé ngứa, thông thường bé chỉ có 1 nốt loét.
- 4 đến 5 ngày sau đó, phỏng nước vỡ ra, tạo vảy màu nâu đậm hoặc nhạt.
- Khi vảy đã bong có dấu tích của vết loét.
- Khi bé hết bị sốt, vết loét liền dần.
Hạch
Từ nốt loét ngoài da, vi khuẩn sẽ tấn công hệ bạch huyết làm viêm hạch, lâu ngày tiến triển thành viêm hạch ở toàn thân, làm sưng đau hạch. Cụ thể:
- 2 -3 ngày đầu bị sốt, hạch nổi tại nơi bị loét.
- Nếu bệnh nhi không xuất hiện vết loét thì vị trí mà hạch nổi là chỉ điểm.
- Hạch có thể nổi toàn thân nhưng sưng đau ở mức nhẹ hơn.
- Sau 5 – 7 ngày từ khi bắt đầu sốt, hầu hết bé bị nốt sẩn khắp người, chỉ trừ bàn chân và bàn tay. Phát ban tồn tại khoảng vài tiếng đến 1 tuần, không gây đau, ngứa nhưng đôi khi nốt ban xuất huyết rồi tự khỏi.
Tổn thương các nội tạng
Vi khuẩn theo máu kéo tới gan, phổi, thận, tim, não… cư trú. Cụ thể:
- Ở tuần đầu bị sốt, bệnh nhi có thể sẽ ho nhiều.
- Sau 2 tuần, bé thường viêm phổi.
- Khi bị nặng, bé có thể viêm phổi nặng, viêm cơ tim, suy hô hấp…
Biểu hiện khác
Bệnh ủ thường trong 10 đến 12 ngày, tối đa 21 ngày. Giai đoạn đó thường hay chỉ xuất hiện nốt mò và hạch tại chỗ. Khi sốt mò tiến triển, bệnh nhi còn có thêm một vài biểu hiện:
- Sốt đột ngột, ban đầu nhẹ, dần cao lên liên tục.
- Rét run từ 1 – 2 ngày.
- Đau đầu, chóng mặt nặng.
- Đau nhức cơ.
- Khô môi, bẩn lưỡi.
- Xuất huyết.
- Li bì, kích động hoặc mê sảng.
- Tiêu hóa rối loạn.
- Huyết áp tụt.
-
Chữa trị
- Can thiệp và chữa trị sớm bằng kháng sinh đúng cách sẽ đạt kết quả khả thi, bệnh nhi sẽ hết sốt sau đó 3 ngày. Ngược lại, nếu không được can thiệp, điều trị thì sốt sẽ hạ dần sau 2 tuần.
- Thông thường, bệnh tự khỏi sau khoảng 6 tuần, miễn dịch của bệnh thường không được bền vững, vì vậy tái mắc bệnh vẫn có thể xuất hiện.
-
Phòng bệnh
- Dọn dẹp bụi rậm quanh nhà, tiêu diệt ổ dịch bằng cách tiêu diệt chuột và phun thuốc tiêu diệt mò.
- Khi lao động, sinh hoạt nơi bụi rậm, nương rừng nên mặc đồ dài tay, kín đáo, che chắn cẩn thận. Không nên nằm, ngồi và để đồ dùng trên các gốc cây, bờ cỏ.
- Dùng kem bôi da xua đuổi côn trùng, tẩm thuốc tiêu diệt mò vào quần áo.
Triệu chứng sốt mò ở trẻ em nếu được phát hiện và can thiệp đúng lúc, đúng cách, bệnh sẽ tự khỏi sau đó 3 đến 5 ngày. Khi nghi ngờ con bị bệnh, ba mẹ không được tự ý sử dụng kháng sinh, hạ sốt tránh bệnh tình nặng hơn. Hãy cho con đi thăm khám để có hướng chữa trị đúng đắn.
>>> Xem thêm : https://chevang.com.vn/cham-soc-suc-khoe-sau-sinh/moi-sinh-thi-nen-an-gi-me-can-biet/