Viêm kết mạc là bệnh lý về mắt phổ biến ở sơ sinh với đặc trưng hay gặp là mắt bị đỏ. Do miễn dịch còn yếu kém cho nên trẻ sơ sinh viêm kết mạc mà không được chữa trị kịp thời sẽ dễ gây ra những di chứng nghiêm trọng, mù lòa.
-
Nguyên nhân, triệu chứng bệnh ở trẻ sơ sinh
Điển hình là các triệu chứng: mắt đỏ, mí mắt sưng. Trẻ sơ sinh viêm kết mạc có thể là do bị tắc tuyến lệ, nhiễm khuẩn từ người mẹ trong quá trình sinh con.
Các loại phổ biến:
Viêm do Chlamydia
- Phụ nữ mang thai bị nhiễm khuẩn Chlamydia nếu không chữa trị trước lúc sinh thì dễ truyền nhiễm sang cho bé. Vi khuẩn này gây nhiễm trùng đường sinh dục và viêm kết mạc.
- Triệu chứng: Mí mắt sưng, mắt đỏ, gỉ mắt xuất hiện nhiều như mủ. Triệu chứng kéo dài 5 – 12 ngày sau khi mẹ sinh.
- Có đến 50% trẻ sơ sinh bị bệnh do khuẩn Chlamydia cũng sẽ bị nhiễm trùng tại các bộ phận cơ thể khác. Chlamydia khi phát triển có thể bị lây lan sang họng và phổi.
Viêm do lậu cầu
- Bệnh lậu ở chị em phụ nữ nếu không can thiệp, chữa trị thì rất dễ truyền nhiễm sang cho con khi sinh.
- Triệu chứng: Đỏ mắt, gỉ mắt nhiều ở dạng mủ, mí sưng. Bệnh thường xuất hiện từ 2 đến 4 ngày sau sinh, có thể kèm theo viêm não, viêm màng não, nhiễm trùng máu.
Viêm do bị dị ứng với thuốc nhỏ mắt
- Ở một số em bé sơ sinh, việc nhỏ mắt có thể khiến bé bị dị ứng.
- Triệu chứng thường hay gặp: Mắt hơi đỏ, đôi khi bị sưng mí mắt. Triệu chứng đôi khi chỉ kéo dài 24 – 36 giờ.
Do nhiễm khuẩn và virus herpes
- Bệnh còn có thể hình thành do vi khuẩn, virus trong âm đạo, các virus gây mụn rộp ở miệng và bộ phận sinh dục của người mẹ truyền sang khi sinh con.
- Viêm do virus herpes so với viêm do chlamydia và lậu ít phổ biến hơn. Triệu chứng thường là đỏ mắt, mí sưng, đôi khi là kèm mủ mắt.
-
Điều trị
Bệnh được điều trị tùy thuộc nguyên nhân, mức độ nhiễm trùng.
Với tình trạng nhẹ, bệnh nhi sẽ dùng thuốc mỡ, thuốc nhỏ mắt hoặc uống, tiêm kháng sinh. Với bệnh nặng, bé có thể nhỏ thuốc tại chỗ kết hợp uống và tiêm kháng sinh.
Dùng muối sinh lý để rửa mắt nhiễm trùng và loại bỏ gỉ mắt tích tụ.
Viêm do tắc tuyến lệ có thể chữa trị bằng việc massage vùng giữa mũi và mắt nhẹ nhàng. Nếu sau 1 tuổi bệnh vẫn không hết, có thể bé phải thông lệ đạo.
Với những nguyên nhân khác nhau thì sẽ có những cách chữa trị riêng biệt.
Viêm do Chlamydia
Thường uống kháng sinh erythromycin. Không thể điều trị bằng thuốc mỡ hay nhỏ mắt tại chỗ. Hiệu quả của erythromycin đạt 80%, vì vậy thuốc thường sử dụng kết hợp cùng với thuốc mỡ tại chỗ erythromycin.
Viêm do lậu cầu
Nhỏ thuốc kết hợp tra thuốc mỡ tích cực. Nếu nặng thì phải cân nhắc việc tiêm kháng sinh. Nếu không được chữa trị chính xác, trẻ sơ sinh dễ bị mù lòa hoặc loét giác mạc.
Viêm do bị dị ứng với thuốc mắt
Dừng việc nhỏ loại thuốc mắt hiện tại, đổi thuốc mới cho bé kết hợp chăm sóc mắt bằng loại thuốc dưỡng, thông thường bé sẽ đỡ hơn sau 24h – 36h.
Do nhiễm khuẩn
Sử dụng kháng sinh dạng thuốc mỡ hoặc nhỏ, nếu nhiễm khuẩn thứ phát do bé bị dị tật bẩm sinh thì có thể cân nhắc việc dùng kháng sinh ở tại chỗ.
Việc điều trị viêm do virus thường là hỗ trợ giảm bớt kích ứng thông qua việc sử dụng thuốc chống viêm, sử dụng thuốc bôi trơn để bảo vệ mắt cho trẻ.
-
Phòng ngừa bệnh
- Phụ nữ trong quá trình mang bầu cần phải xét nghiệm, theo dõi, phát hiện để loại trừ bệnh giang mai, lậu…
- Những bà bầu bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus trước khi sinh nên xin ý kiến, tư vấn của bác sĩ để có cách hạn chế nguy cơ truyền nhiễm bệnh sang thai nhi.
Viêm kết mạc trẻ sơ sinh đa số là điều trị không quá khó khăn, phức tạp. Quan trọng là, phụ huynh cần phải nhận biết, phát hiện và cho con đi khám sớm nếu thấy con có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh.
>>> Xem thêm : https://chevang.com.vn/nuoi-con-bang-sua-me/cho-con-bu-bang-sua-me-10-cong-dung-ma-sua-cong-thuc-khong-the-thay-the/