Tắc tia sữa thực sự là “nỗi ám ảnh” kinh khủng đối với mọi bà mẹ đang cho con bú. Bị đau nhói, căng tức và sưng khiến chị em vô cùng mệt mỏi, lo lắng và khó chịu. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục bệnh như thế nào hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây nhé.
Tắc tia sữa là như thế nào?
Đây là hiện tượng ống dẫn sữa hẹp lại hoặc sữa bị tắc ở ống dẫn sữa làm cho nguồn sữa không thể chảy ra được. Trong khi đó, tuyến sữa vẫn sản sinh sữa bình thường làm cho mẹ bị căng tức bầu vú. Tắc sữa có thể ở cả hai bên của bầu ngực hoặc cũng có thể chỉ xảy ra một bên.
Dấu hiệu sớm
Tắc sữa ở những người mẹ sau sinh có thể xảy đến đột ngột hoặc từ từ tùy tình trạng và mức độ ở mỗi người. Tuy nhiên, mẹ có thể căn cứ vào những dấu hiệu sớm sau đây:
- Sáng thức giấc, bỗng nhiên cảm thấy bị mệt mỏi, đau đầu, ngấy sốt, buồn nôn. Song dấu hiệu này cũng không hoàn toàn khẳng định là mẹ đang bị tắc sữa.
- Căng, nhói và tức bầu ngực, khi cho con yêu bú thấy lượng sữa rất ít, bé bú chưa đủ no đã dừng. Dấu hiệu này tương đối rõ rệt báo hiệu tình trạng tắc sữa ở mẹ.
- Khi bị tắc sữa nặng, người mẹ sẽ cảm nhận được rõ ràng những cơn nhói đau, căng và tức ở hai bên ngực. Lúc này, người mẹ bị sốt, cơn đau tức lan sang cả nách hoặc xuất hiện hạch ở nách.
- Ống dẫn sữa hẹp và bít, sữa bị đông thành những cục nhỏ ở trong bầu vú, mẹ có thấy sờ thấy. Dùng máy để hút sữa, nặn, bóp hoặc cho con bú sẽ không thấy sữa tiết ra nữa.
- Đầu vú bị sưng tấy, đỏ, mẹ mệt mỏi và sốt cao.
- Nếu để lâu sẽ gây mưng mủ ở tuyến vú.
Nguyên nhân gây tắc sữa phổ biến
Do ứ đọng, ùn tắc sữa non
Cho con bú muộn làm nguồn sữa non vốn đã dính đặc bít kín dòng chảy của sữa trong ống dẫn truyền sữa. Hoặc do con được bú ít cũng có thể gây ứ đọng, ùn tắc sữa.
Hãy cho con bú sớm ngay sau khi sinh để “giải thoát” nguồn sữa non tránh gây ứ đọng sữa.
Do chưa xoa đều ngực
Sau sinh, sữa tiết nhiều làm ống dẫn truyền chưa kịp thích ứng, gây tắc nghẽn.
Mẹ đừng lo lắng thái quá, hãy dùng đôi bàn tay day nhẹ nhàng và xoa đều hai bên bầu ngực để tăng cường lưu thông dòng sữa trong ống dẫn truyền.
Sữa thừa sau khi hút sữa và sau khi con bú
Khi mới chào đời, bé còn bú tương đối ít nên lượng sữa hay bị dư thừa. Sữa vẫn tiếp tục chảy ra ngoài, khi không được bé bú hoặc hút chưa hết sữa thì lượng sữa chảy ra đó sẽ bị ôi, ứ đọng nguồn sữa bên trong tuyến vú.
Dùng tay để bóp nhẹ nhàng đầu vú, lúc đó lượng sữa dư thừa được thoát hết ra ngoài, sau đó hãy vệ sinh thật sạch sẽ cho đầu vú.
Tinh thần căng thẳng, ăn uống không khoa học, thất thường, nhiễm lạnh, nhiễm độc, suy nhược…
Giải pháp tốt nhất là mẹ hãy có chế độ ăn phù hợp và đảm bảo khoa học, thư giãn, nghỉ ngơi mà thả lỏng tinh thần để tâm trạng được cải thiện hơn.
Cách khắc phục
- Cho con yêu bú ngay sau khi mẹ sinh sớm nhất có thể, tránh tình trạng bị tắc nghẽn nguồn sữa non.
- Áp sát cơ thể bé với mẹ để kích thích hoạt động của tuyến sữa.
- Cho con yêu bú mẹ hoàn toàn trong suốt 6 tháng đầu và cho bú khi con có nhu cầu, không nên cứng nhắc theo một khung giờ nhất định.
- Nếu con không bú nữa mà sữa vẫn còn chảy, hãy vắt hoặc hút hết sữa thừa vào bình và bảo quản đúng cách.
- Đảm bảo bé bú đúng tư thế, để con bú 20p/bên, bú hết một bên mới bú đến bên kia.
- Vệ sinh bầu ngực trước và sau khi cho bé bú, trước và sau khi hút sữa.
- Tắm bằng vòi sen và nước ấm, thường xuyên massage cho ngực.
- Ăn đủ chất, uống đầy đủ nước, vận động thường xuyên, đều đặn.
- Duy trì tâm lý thoải mái, ổn định, tránh căng thẳng.
Tắc tia sữa là nỗi lo lắng đối với người mẹ mà còn là nỗi ám ảnh đối với em bé. Mẹ đau nhức, căng tức và sưng tấy vùng ngực, con thì không được đảm bảo nguồn sữa. Vì vậy, các bà mẹ cần có những hiểu biết nhất định và cách phòng tránh, khắc phục tình trạng này càng sớm càng tốt, tránh để lâu dễ dẫn đến những nguy hiểm đến sức khỏe.
>>> Xem thêm : https://chevang.com.vn/tu-van-san-pham/che-vang-chua-tac-tia-sua-dung-hay-khong/