Sốt xuất huyết và sốt virus đang trong mùa dịch cao điểm. Khi thấy con bị sốt, làm cách nào để có thể phân biệt được sốt thông thường, sốt xuất huyết và sốt virus ở trẻ nhỏ? Khi bị bệnh, người lớn cần phải xử lý như thế nào?
-
Sốt thông thường
- Cơ thể tăng nhiệt độ tạm thời, thân nhiệt của bé thường dao động ở những thời điểm khác trong ngày, thân nhiệt vào buổi chiều thường là cao hơn là những biểu hiện khi cơ thể phản ứng lại các bệnh. Song, nếu cơ thể của bé có nhiệt độ quá 37,5 độ C là bé bị sốt.
- Trẻ thường sốt khi cơ thể của bé phản ứng lại virus, vi khuẩn gây bệnh như cảm lạnh, cúm, viêm họng hoặc một bệnh lý bất kỳ nào đó. Ngoài ra, những yếu tố từ môi trường cũng có thể chính là nguyên do gây ra bệnh sốt thông thường ở trẻ nhỏ.
-
Sốt virus
Bệnh do virus gây ra và cũng có biểu hiện tăng thân nhiệt. Các dấu hiệu khi trẻ sốt virus:
- Đau nhức các cơ bắp.
- Người li bì, quấy khóc mà không rõ lý do, đau đầu.
- Phát ban sau 2 đến 3 ngày bị sốt. Khi bị phát ban, trẻ đỡ bị sốt hơn.
- Một số dấu hiệu khác: Đau mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt, gỉ mắt ra nhiều…
- Trường hợp sốt virus nặng nề, bé bị thở dốc, khó thở và co giật một cách liên hồi.
-
Sốt xuất huyết
- Khi bị sốt xuất huyết, trẻ em dễ bị sốc, tái sốc, nếu không kịp thời xử lý thì sẽ rất nguy hiểm.
- Bệnh tiến triển qua 3 giai đoạn. Ở giai đoạn đầu, bệnh dễ nhầm với sốt thông thường, sốt virus. Tuy nhiên, sốt xuất huyết còn có những đặc trưng điển hình như: xuất huyết ở trên da, phát ban ở dưới da dạng chấm, chảy máu ở chân răng.
- Đối với trẻ nhỏ, biểu hiện của bệnh là những cơn sốt đột ngột, sốt cao, chán ăn, mệt mỏi, đau đầu, đau nhức khắp người, đau nhức hốc mắt, xung huyết vùng niêm mạc, phát ban ở dưới da, và có thể bị chảy máu ở chân răng. Nếu bệnh nghiêm trọng, trẻ nhỏ còn có thể bị suy tuần hoàn, suy hô hấp, chảy máu trong nội tạng.
- Bệnh nhi thường sốt cao ở trong 3 ngày đầu, bệnh có thể phân biệt được với những loại sốt khác thông qua xét nghiệm và những biểu hiện đặc trưng của bệnh.
- Sốt thông thường, sốt xuất huyết và sốt virus ở trẻ nhỏ có sự khác nhau. Với sốt thông thường, sốt virus, khi bé hết bị sốt thì những triệu chứng của bệnh cũng dần thuyên giảm. Tuy nhiên, với sốt xuất huyết, khi bệnh nhi hạ sốt thì mới là lúc bệnh bước vào giai đoạn nguy hiểm, bé cần sớm được thăm khám và theo dõi để phát hiện, xử lý sớm.
- Khi thấy con sốt liên tục, sốt cao không giảm 3 – 4 ngày, người mệt lả, ói nhiều, người li bì hoặc vật vã, tiểu ít, đau bụng, đau tức gan, chảy máu răng, chảy máu cam, xuất huyết da…, gia đình nên cho con đến gặp bác sĩ ngay để chẩn đoán và điều trị chính xác.
- Sốt xuất huyết truyền nhiễm qua loại muỗi vằn, không lây trực tiếp. Do vậy, chủ động tiêu diệt, phòng chống muỗi, dọn dẹp không gian xung quanh nhà thường xuyên, giữ gìn cơ thể sạch sẽ là cách phòng tránh bệnh hiệu quả và tốt nhất.
Những thông tin ở trên đây chắc có lẽ đã giúp các bậc phụ huynh phân biệt được các loại sốt thông thường, sốt xuất huyết và sốt virus ở trẻ nhỏ. Hãy trang bị cho mình những kiến thức đúng đắn và vững chắc để nhận biết được đúng bệnh, phòng tránh và điều trị chính xác cho con yêu nhé.
>>> Xem thêm : https://chevang.com.vn/nuoi-con-bang-sua-me/cho-con-bu-bang-sua-me-10-cong-dung-ma-sua-cong-thuc-khong-the-thay-the/