Sốt phát ban là gì?
Sốt phát ban là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh do virus herpes gây ra. Khi bị sốt phát ban, trẻ thường xuất hiện tình trạng sốt, đau đầu, ớn lạnh kèm theo những nốt ban màu đỏ hoặc màu đào. Nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách, trẻ có thể sớm hồi phục sức khỏe và không để lại biến chứng.
Nguyên nhân gây sốt phát ban ở trẻ sơ sinh
- Do virus herpes gây ra khi trẻ tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh thông qua dịch tiết từ cổ họng hoặc nước mũi của người đó.
- Đối với trẻ dưới 36 tháng tuổi, hệ miễn dịch của bé còn non nớt và chưa hoàn thiện nên bé dễ bị nhiễm bệnh qua đường hô hấp và tiêu hóa.
Dấu hiệu thường gặp khi trẻ bị sốt phát ban
Bệnh thường ủ trong khoảng 1 tuần với các biểu hiện như sốt, đau đầu, mệt mỏi, lười ăn… Các triệu chứng trên thường nhẹ hoặc biểu hiện không rõ ràng nếu trẻ mới chớm bệnh.
Khi phát triển, bệnh thường có các triệu chứng cụ thể như sau :
- Sốt cao kéo dài (trên 39 độ C) kèm theo sổ mũi, đau đầu, đau họng và ho khan, ở một số bé có thể xuất hiện thêm hạch ở cổ.
- Trẻ thường xuyên quấy khóc liên tục và có cảm giác khó chịu, ớn lạnh.
- Ban đầu, các nốt ban thường xuất hiện trên ngực, lưng và bụng của bé, sau đó lan dần ra cánh tay, cổ, mặt và chân. Ở một vài vết phát ban còn có vòng trắng xung quanh. Những nốt ban này có thể gây khó chịu và gây ngứa cho bé, thường biến mất sau một vài ngày nếu bệnh nhẹ và được chăm sóc đúng cách.
- Ngoài ra, có thể kèm theo một vài triệu chứng khác như: ói mửa, buồn nôn, kém ăn, mắt bị sưng, khó thở, tiêu chảy, đi ngoài ra máu…
Phòng tránh bệnh sốt phát ban trẻ sơ sinh
Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh sốt phát ban chuyên dụng. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh cho con, không có cách nào khác ngoài việc cha mẹ hãy chủ động trong việc phòng tránh.
Khi bé bị nhiễm bệnh, cha mẹ cần:
- Vệ sinh cơ thể cho bé bằng nước ấm để giảm sốt. Nếu bé quá sốt và mệt mỏi thì có thể lau người và thấm khô nhẹ nhàng cho bé. Không nên kiêng nước mà không vệ sinh cho bé vì da bé sẽ bị bẩn, mồ hôi bết dính, vi khuẩn dễ lây lan ra các vùng khác gây viêm da, nhiễm trùng da và một số bội nhiễm khác.
- Khi thân nhiệt bé nóng, sốt cao trên 39 độ C, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu muốn sử dụng thuốc hạ sốt.
- Nếu bé bị chảy nước mũi hay nghẹt mũi, hãy vệ sinh mũi cho bé bằng ống hút và nước muối sinh lý.
- Khi bị bệnh, trẻ thường không muốn ăn và không có cảm giác ngon miệng. Vì vậy, cha mẹ nên chia nhỏ bữa ăn, bổ sung dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C từ những thực phẩm dễ ăn và tiêu hóa như cháo, sữa, hoa quả, nước ép trái cây… để tăng cường đề kháng cho con.
Phân biệt sởi & sốt phát ban ở trẻ sơ sinh
Sởi, sốt phát ban là hai bệnh lý khác nhau nhưng thường có biểu hiện lúc ban đầu khá tương đồng. Chúng ta có thể nhận biết sự khác biệt giữa hai bệnh này thông qua dấu hiệu rõ rệt như dưới đây.
Sởi
- Sốt cao trên 39 độ C, sốt kéo dài.
- Ho khan, chảy nước mũi kèm theo nhiều gỉ mắt.
- Xuất hiện những chấm nhỏ li ti màu trắng trong má hoặc họng.
- Ban đầu, các nốt ban sẽ xuất hiện ở phía sau tai, sau mới lan dần sang các bộ phận khác. Khi trẻ phục hồi, các nốt này sẽ mất dần theo thứ tự xuất hiện, để lại những vết thâm sẹo trên da.
- Các nốt ban thường mịn, không bị sẩn.
Sốt phát ban
- Thường sốt nhẹ
- Ho khan, chảy nước mũi, không kèm theo gỉ mắt.
- Không xuất hiện những chấm nhỏ li ti màu trắng trong má hoặc họng.
- Thông thường bị phát ban toàn thân mà không theo thứ tự. Khi trẻ hạ sốt, các nốt ban sẽ lặn dần, không để lại thâm đen trên da.
- Nốt ban thường sẩn đỏ.
Sốt phát ban là một căn bệnh lành tính thường gặp ở trẻ sơ sinh và có thể dễ dàng điều trị nếu được phát hiện sớm. Khi có bất kỳ sự nghi ngờ nào về khả năng mắc bệnh của trẻ, cha mẹ hãy cho con đến gặp bác sĩ để có những chẩn đoán, điều trị và chăm sóc tốt nhất.
>>> Xem thêm : https://chevang.com.vn/nuoi-con-bang-sua-me/dung-doc-neu-me-khong-muon-cai-thien-chat-luong-sua-cho-con/