Là một loại gia vị thường xuyên được sử dụng, mang hương vị quen thuộc rất đặc biệt rau răm còn là một dược liệu chữa bệnh thần kỳ mà ít người biết tới. Tuy nhiên sau sinh có nên ăn rau răm? hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp trong bài viết này.
Rau răm là loài cây xuất hiện nhiều ở Campuchia và Việt Nam, chịu được nóng, có thể tồn tại trong môi trường nhiều nước nên khá dễ sống. Thường mọc hoang ở chồi gốc, khu đất hoang, ven ruộng nên rất dễ tìm. Thân cây rau răm có màu nâu đỏ hơi tím, có mùi nồng, thơm và tính ấm. Rau răm là một loài cây thảo, chúng mọc quanh năm có tên khoa học là Persicaria odorata thuộc họ cây thân đốt. Được sử dụng đa phần là cành và lá, thân cây dài khoảng 30 – 35cm, các lá mọc so le nhau có hình chóp nhọn.
Tác dụng của rau răm:
- Điều kinh, bổ huyết, chữa rong huyết, đau bụng kinh.
- Khi ăn sống có tác dụng tán hàn, ấm bụng, sát trùng, tiêu thực.
- Giúp mắt sáng, gân cốt khoẻ mạnh, tăng cường trí nhớ.
- Là vị thuốc trong đông y chữa nôn mửa, đầy hơi, say nắng, lạnh bụng, đau bụng, khát nước.
- Khi bị rắn cắn, uống nước cốt rau răm sẽ giúp ức chế, giải độc nọc rắn rất tốt.
- Dùng bôi ngoài da có thể chữa bệnh ghẻ lở, hắc lào, lang ben, nấm da.
- Giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hoá rất tốt.
Vì tính ấm và có tác dụng điều kinh nên khi mang thai các bác sĩ khuyến cáo không nên ăn rau răm, vậy thì sau sinh có nên ăn rau răm?
Sau sinh, hệ tiêu hoá của sản phụ kém hơn, dùng rau răm sẽ giúp hệ tiêu hoá vận động dễ hơn tránh cảm giác bị đầy bụng, tuy nhiên chỉ nên sử dụng sau khi sản dịch đã được đẩy ra hết. Đối với người bình thường cũng không nên sử dụng quá nhiều rau răm để không bị bốc hoả, tránh sử dụng với những người máu nóng, nóng trong, làm giảm ham muốn vợ chồng, phụ nữ sẽ nhanh chóng mất kỳ kinh nguyệt vì vậy cần lưu ý khi sử dụng.
>>> Xem thêm : https://chevang.com.vn/tu-van-san-pham/cao-la-che-vang-nguyen-chat-suc-khoe-troi-ban/