Sau sinh có nên ăn mực?
Mực – một loại hải sản thơm ngon và rất được ưa chuộng, không chỉ là một trong những món ăn khoái khẩu, đó còn là một vị thuốc quý có tác dụng chữa được rất nhiều bệnh. Trong Đông y, mực có tác dụng bổ máu, có lợi cho tim mạch, kiện tỳ, cầm máu, lợi tiểu, điều hoà kinh nguyệt. Trong Tây y, mực có tác dụng góp phần làm tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống loãng xương, cải thiện tình trạng suy nhược hệ thần kinh. Theo phân tích của các chuyên gia cho thấy, thành phần của mực có chứa rất nhiều protein cũng như các vitamin B1, B2, B6, PP và các chất như protid, lipid, photpho, canxi. Vậy mực có những tác dụng gì đối với phụ nữ sau sinh, sau sinh có nên ăn mực?
Như đã nói phía trên, mực và các sản phẩm từ mực có rất nhiều tác dụng, đặc biệt là với phụ nữ sau sinh. Một số món ăn được chế biến từ mực có thể hỗ trợ điều trị các bệnh như thiếu máu, điều hoà kinh nguyệt, phù nề, phong thấp, trĩ lậu, động thai doạ sẩy… Với phụ nữ sau sinh nên ăn mực hoặc chế độ ăn nên có các món ăn được chế biến từ mực như mực xào với ít nước gừng, mực luộc có tác dụng bổ máu, tăng cường sức khoẻ, thể lực, thanh nhiệt, giảm mỡ, giải độc cơ thể. Bột mai mực sắc uống còn có thể chữa băng huyết, ho ra máu, trẻ em chậm lớn.
Vì vậy, phụ nữ sau sinh nên ăn mực. Dưới đây là một vài công thức bài thuốc từ mực:
- Chữa thiếu máu, bế kinh, chóng mặt: mực (60 gram) + trứng cút (2 quả). Nấu chín, ăn liền trong vòng 2 – 3 tuần.
- Chữa bạch đới, khí hư: mực (2 con) + thịt heo nạc (250 gram) đem xào chín, nêm gia vị vừa đủ, ăn liền trong vòng 5 ngày.
- Chữa bế kinh: mực (120 gram) + đào nhân (15 gram) + gừng. Ninh nhừ, nêm gia vị cho vừa ăn. Dùng liền 3 – 5 ngày.
- Sản phụ thiếu sữa: gà mái choai (1 con) + mực (1 con) + gừng. Hầm chín, nêm gia vị cho vừa.
- Bổ máu, chữa bế kinh do khí huyết hư: xào cơm, mực với gừng tươi thái sợi, ngày ăn 1 lần.
Lưu ý: Những người không nên ăn mực: người mắc chứng hay bị dị ứng, chàm, phát ban, sởi, chàm.