Ngủ là một nhu cầu rất thiết yếu đối với tất cả mọi người, ngủ giúp chúng ta được nghỉ ngơi và hồi phục năng lượng sau ngày dài hoạt động. Giấc ngủ ngon có ảnh hưởng rất quan trọng đối với trẻ em, thông qua việc ngủ bé vừa phát triển được cơ thể vừa phát triển được trí não. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ băn khoăn không biết phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị rối loạn giấc ngủ khi thấy con thường xuyên ngủ không đúng giờ giấc, thiếu ngủ, mệt mỏi, ngáp nhiều…
-
Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh
Nghiên cứu cho thấy có đến 80% các tế bào của não được hình thành và tạo ra ở 3 năm đầu tiên và có liên quan chặt chẽ đến chất lượng và thời gian ngủ của bé.
Ngủ là khoảng thời gian hợp lý để cho não bộ xử lý các thông tin tiếp thu hàng ngày của trẻ. Do đó, nó không những giúp các bé phục hồi được năng lượng, tăng cường thể chất mà còn tốt cho trí não.
Rối loạn giấc ngủ khiến cho trẻ sơ sinh hay cáu kỉnh, quấy khóc, rối loạn cảm xúc & hành vi, ảnh hưởng đến trí nhớ & học tập… Vì vậy, bố mẹ nên tạo mọi điều kiện tốt nhất để luôn đảm bảo cho con yêu có chất lượng và thời gian ngủ hoàn hảo nhất nhé.
-
Nguyên nhân rối loạn giấc ngủ ở sơ sinh
Do sinh lý
- Giấc ngủ chia thành 2 loại: REM (Mắt chuyển động nhanh, thở nhanh, tim đập nhanh…) và NREM (Mắt không chuyển động nhanh).
- Ở trẻ em sơ sinh, 2 loại này chiếm khoảng thời gian tương đương nhau (50:50). Trong khi đó, ở người lớn thì NREM chiếm tới 75% và REM là 25% thời gian ngủ. REM ở trẻ em sơ sinh có thời gian gấp đôi người lớn, điều này làm cho các bé có thể thức giấc dễ dàng. Chỉ cần với một cử động rất đỗi nhẹ nhàng, bé hoàn toàn có thể tỉnh giấc.
- Bên cạnh đó, trước những cột mốc quan trọng của sự phát triển như chuẩn bị bò, ngồi, đi, mọc răng… thậm chí là khi trẻ vận động trong ngày quá nhiều cũng đều ảnh hưởng khá lớn đến giấc ngủ.
- Chế độ ăn hàng ngày không cân đối, quá ít hay quá nhiều đôi khi cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó ngủ cho trẻ sơ sinh.
Do bệnh lý
- Bị các bệnh liên quan đến hô hấp, tiêu hóa, tim mạch… đều có thể là các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị rối loạn giấc ngủ. Bệnh càng nặng thì càng khiến giấc ngủ của bé bị tác động nghiêm trọng, lâu ngày ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ.
-
Những sai lầm khi cho trẻ sơ sinh ngủ
Trung bình, các bé ngủ từ 18 đến 20h/ngày, trung bình là 30p đến 3 tiếng/giấc ngủ. Trẻ sơ sinh ngủ ngày nhiều hơn đêm. Càng trưởng thành, thời gian ngủ ngày càng được rút ngắn lại. Dưới đây là những sai lầm khi bố mẹ cho con ngủ, làm tăng nguy cơ rối loạn giấc ngủ cho con:
Ngủ quá lâu, quá dài
Ngủ ngày quá lâu, quá nhiều, đặc biệt là lúc sau 17h ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ đêm của trẻ.
Tác động của các yếu tố khác xung quanh
Võng, nôi… làm cho giấc ngủ của em bé bị phụ thuộc. Nếu không có những thứ đó, bé có thể không quen, không ngủ được. Thậm chí, nhiều em bé bị lệ thuộc mẹ quá nhiều, không có mẹ thì nhất định sẽ không ngủ.
Môi trường không đảm bảo
Sáng chói, quá ồn ào… là các nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh. Đôi khi, việc thay đổi không gian ngủ cũng là lý do làm bé khó ngủ.
-
Phòng tránh rối loạn giấc ngủ ở trẻ em sơ sinh
- Duy trì, cân bằng thời gian giữa thức và ngủ tạo nhịp sinh học hàng ngày cho trẻ.
- Tập thói quen vệ sinh cơ thể trước khi ngủ cho trẻ để tạo phản xạ và ý thức cho bé.
- Ban ngày thì để ánh sáng vào phòng, ban đêm hạn chế ánh sáng chói. Việc này giúp trẻ phân biệt được ngày đêm, sáng tối, có tác động tốt trong việc cân bằng giấc ngủ.
- Không cho con vận động quá lâu hay quá nhiều trước lúc ngủ.
- Không cho ăn khi bé đang nằm
- Không lạm dụng quá việc sử dụng võng, nôi…
- Không sử dụng thuốc có ảnh hưởng đến thần kinh trước khi ngủ, tránh bị rối loạn giấc ngủ ở trẻ em sơ sinh.
Trẻ sơ sinh bị rối loạn giấc ngủ là hiện tượng không quá xa lạ với những gia đình có con thơ. Có nhiều lý do dẫn đến rối loạn trong giấc ngủ của trẻ, bao gồm cả những sai lầm của cha mẹ. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn có thể khắc phục được khi có biện pháp áp dụng phù hợp.
>>> Xem thêm : https://chevang.com.vn/nuoi-con-bang-sua-me/uong-gi-de-sua-me-ve-nhieu/