Thực đơn dành cho phụ nữ sau sinh là một vấn đề rất quan trọng. Có khá nhiều sản phụ kiêng cữ ăn uống quá mức, điều đó khiến cho cơ thể của cả mẹ và bé đều thiếu chất dinh dưỡng. Vậy để hồi phụ sức khoẻ, đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể người mẹ và để đủ sữa nuôi con thì chế độ ăn uống như thế nào là hợp lý, và cần kiêng cữ ăn uống sau khi sinh.
Theo những quan niệm dân gian, sản phụ cần kiêng cữ cẩn thận để tránh hậu sản, vì vậy có nhiều mẹ phải thực hiện chế độ ăn đó hết thời gian ở cữ (trong vòng 3 tháng 10 ngày). Điều đó sẽ làm ảnh hướng đến sự cung cấp dinh dưỡng cho mẹ và bé. Trong thời kỳ cho con bú, dinh dưỡng phải đầy đủ đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể người mẹ cũng như cho trẻ, nếu không sẽ tác động không tốt đến sức khoẻ của cả mẹ và bé nên không kiêng cữ phản khoa học.
Do sau khi sinh xong, cơ thể sản phụ chưa phục hồi hoàn toàn nên tránh các món chiên xào có chứa nhiều dầu mỡ, dẫn đến khó tiêu. Cũng không nên ăn da gà, chân giò mỡ. Sau 7 ngày, trong thực đơn có thể kèm theo các món như cá thịt, trứng gà….Tốt nhất nên chia làm nhiều bữa trong ngày, tránh ăn quá no. Các loại thực phẩm nên kiêng: thức ăn sống, trái cây chua (chanh, khế chua, xoài xanh..), các thực phẩm có tính hàn như hải sản như nghêu, sò,…trái cây như bí đao, dưa leo, khổ qua (mướp đắng), dưa hấu… Bởi vì sẽ rất dễ sinh lạnh bụng, khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi. Ngoài ra cũng không nên ăn những thực phẩm cay nóng như hành, ớt, rượu… vì dễ gây nóng trong và có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ làm trẻ bị nóng. Ngoài ra một số những điều nên kiêng như không nên uống quá nhiều thuốc bổ, không nên nhiều sô cô la… vì có thể gây béo phì, rối loạn chuyển hóa chất béo và gây ra nhiều bệnh nguy hiểm khác. Hơn nữa, việc người mẹ hấp thụ quá nhiều chất béo có thể khiến con có nguy cơ béo phì, rối loạn tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy… do hấp thụ nguồn sữa mẹ.
Chế độ ăn cần đảm bảo 4 nhóm thực phẩm:
– Chất đạm: Nên ăn các loại thịt nạc như thịt lợn nạc, thịt bò nạc.. Ngoài ra có thể ăn nhiều loại đậu như đậu nành, đậu đen, đỏ, đậu hà lan,… Nên bổ sung thêm sữa bò, sữa chua, sữa đậu nành, trứng gà…
– Chất béo: tốt nhất nên dùng dầu thực vật để chế biến.
– Chất bột đường: Cơm, phở, cháo…… Không nên ăn bún. Ngoài ra nên tránh các loại bánh kẹo ngọt, nước có ga, kem…
– Chất xơ: Nên bổ sung nhiều loại rau có lá màu xanh đậm như rau ngót, rau dền, mồng tơi…các loại củ quả có màu đỏ, màu cam như cà rốt, bí đỏ, khoai lang nghệ. Trong những loại rau, củ, quả này đều cung cấp rất nhiều vitamin, chất xơ, giàu betacaroten.
Ngoài ra cũng nên sử dụng các loại thức ăn như lòng đỏ trứng gà, cá, mực, tôm, thịt chim bồ câu, đậu hũ, hạt sen, súp lơ xanh, cải xanh…vì trong những thức ăn này rất giàu chất sắt. Cũng nên ăn các loại hoa quả như nho, cam, táo, chuối, đu đủ, lê, bơ, mít, vải… để bổ sung them vitamin C và các chất khoáng, dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.