Kẽm là một vi chất quan trọng đối với trẻ em trong việc phát triển, duy trì sự sống và trí tuệ. Thiếu hụt kẽm làm tăng khả năng mắc bệnh và các biến chứng không mong muốn nếu không được phát hiện sớm. Dưới đây là những chia sẻ về các dấu hiệu khi trẻ thiếu hụt kẽm phụ huynh cần biết.
Nguyên nhân gây thiếu kẽm ở trẻ nhỏ
- Thói quen ăn uống thiếu khoa học, ít bổ sung rau, củ, quả.
- Trẻ hấp thụ dinh dưỡng kém.
- Bị bệnh tiêu chảy.
- Trẻ từng phẫu thuật.
- Mắc các bệnh mãn tính về gan, thận, tiểu đường.
- Trẻ bị phơi nhiễm các loại kim loại nặng.
Dấu hiệu khi trẻ em bị thiếu hụt kẽm
-
Chức năng của hệ thần kinh kém
- Thiếu kẽm khiến trẻ thường xuyên bị mỏi mệt, khó ngủ, ngủ không sâu, khó chịu và dễ cáu gắt.
- Thiếu tập trung, giảm vận động.
- Lười ăn, chậm phát triển cân nặng, chiều cao do bị rối loạn chức năng của vị giác.
-
Suy yếu hệ miễn dịch
Tăng nguy cơ nhiễm trùng và mắc phải các bệnh như viêm phổi, các bệnh ngoài da, sốt rét…
Sức đề kháng giảm đáng kể, lâu lành vết thương, lâu khỏi bệnh.
-
Bị nổi mụn và phát ban
Thiếu hụt kẽm làm suy giảm chức năng miễn dịch, tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn, nấm tấn công và xâm nhập cơ thể, đặc biệt là da của bé. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nổi mụn và phát ban ở trẻ nhỏ.
-
Tóc, móng dễ gãy rụng
Thiếu vi chất kẽm làm ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp (bị suy tuyến giáp) gây ra hiện tượng rụng tóc hay móng dễ bị gãy ở trẻ nhỏ.
-
Bị tiêu chảy
Trẻ em bị thiếu hụt kẽm thì việc hấp thụ dưỡng chất kém, dẫn tới bị còi cọc, thấp bé nhẹ cân, chậm phát triển, suy dinh dưỡng và thường bị tiêu chảy.
-
Bị dị ứng
Bé thường xuyên bị mỏi mệt, nhạy cảm hơn bình thường. Xuất hiện tình trạng sổ mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, dị ứng, nổi mẩn đỏ…
Làm thế nào khi con bị thiếu kẽm?
- Cân nhắc và xem xét nhu cầu kẽm ở từng lứa tuổi cụ thể để có chế độ bổ sung phù hợp.
- Sữa mẹ là nguồn cung cấp đầy đủ và tốt nhất lượng vi chất này cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
- Đối với những bé từ 6 tháng tuổi trở lên có thêm bữa ăn dặm, khi có dấu hiệu trẻ bị thiếu kẽm cha mẹ nên bổ sung thêm bằng các loại thực phẩm chứa nhiều vi chất kẽm. Có thể kích thích quá trình hấp thụ kẽm bằng việc bổ sung kèm thực phẩm có chứa nhiều vitamin C.
- Top các loại thực phẩm giàu kẽm nhất có trong các loại thịt bò, gà, cừu, sữa chua, các loại đậu, nấm, rau bina, các loại hạt, nhất là hạt bí ngô.
Hãy bổ sung kiến thức đầy đủ để nhận biết, phòng ngừa và điều trị khi có các dấu hiệu con bị thiếu hụt kẽm cha mẹ nhé!
>>> Xem thêm : https://chevang.com.vn/cham-soc-suc-khoe-sau-sinh/phu-nu-sau-sinh-co-uong-vitamin-e-duoc-khong/