Sặc sữa là vấn đề thường hay xảy ra ở những trẻ em dưới 3 tuổi. Đây là hiện tượng rất là nguy hiểm, có thể làm cho đường hô hấp của bé nhanh chóng bị tắc nghẽn, nếu không xử trí đúng đắn, kịp thời sẽ de đọa đến tính mạng của con bạn. Vậy “Phải làm sao khi con bị sặc sữa?” có lẽ là câu hỏi mà các bậc cha mẹ đang rất băn khoăn.
Những nguyên nhân khiến con bị sặc sữa
- Sử dụng loại bình sữa có lỗ ở núm cao su quá to, khiến cho sữa chảy nhiều. Hoặc do mẹ có nguồn sữa dồi dào, bé bú không kịp, từ đó dẫn đến hiện tượng sặc sữa.
- Tư thế cho con bú sai cách, con vừa ngủ lại vừa ngậm đầu vú nhưng lại không nuốt sữa. Khi con thở mạnh, sữa bị sặc lên mũi hoặc vào phổi. Vừa bú, vừa cười đùa hay hóng chuyện cũng làm cho sữa bị tràn vào trong khí quản, từ đó gây sặc sữa.
Sặc sữa có nguy hiểm không?
- Khi bị sặc, sữa tràn vào trong phế quản, khí quản, phế nang sẽ làm cản trở, tắc nghẽn hô hấp. bé nhanh chóng bị suy hô hấp, thiếu oxi, có thể bị dừng thở.
- Trẻ đang ti mẹ bỗng nhiên ho sặc sụa, người tím tái, thở rít hoặc khò khè, khó thở, trợn ngược mắt, da xanh, hốt hoảng, người co cứng hoặc mềm nhũn là các dấu hiệu rất điển hình khi em bé bị sặc sữa.
- Sặc sữa kéo dài có thể làm bé nhanh chóng bị suy hô hấp và gặp phải các di chứng thần kinh nặng nề khác do não bị thiếu oxi trầm trọng, thậm chí tăng nguy cơ tử vong ở trẻ nhỏ.
Con bị sặc sữa, phải làm sao?
Sử dụng dụng cụ để hút sữa ở trong mũi, miệng của con bạn nhanh nhất có thể. Nếu để quá lâu, sữa sẽ tràn sâu vào trong phổi, gây tắc nghẽn hô hấp. Có thể dùng miệng thay cho dụng cụ hút sữa nếu gia đình không có dụng cụ đó. Nên hút từ trong miệng trước, sau đó mới hút mũi.
Tác động mạnh để con tự thở và khóc bằng cách:
- Đặt em bé nằm sấp ở trên đùi, đầu thấp hơn so với ngực, vỗ mạnh liên tục vào phần lưng ở giữa hai vai theo hướng ra trước và xuống dưới 5 lần. sau đó, hãy lật ngửa bé nhẹ nhàng để xem bé đã có thể tự thở hay chưa.
- Sau khi thực hiện cách làm trên, nếu con vẫn chưa thể tự thở được. Bố mẹ hãy giữ con ở tư thế nằm ngửa, đầu thấp hơn phần ngực. Ấn vuông góc vào 1/3 phần dưới xương ức 5 lần liên tục với tốc độ 1 lần/1 giây.
- Nếu vẫn chưa thở bình thường được, tiếp tục tiến hành luân phiên vỗ lưng 5 lần, ấn ngực 5 lần cho đến khi con hồi phục.
- Đưa con đi cấp cứu ở bệnh viện gần nhất ngay sau đó.
Phòng ngừa sặc sữa cho trẻ sơ sinh
- Kẹp đầu ti khi cho con bú để giảm tốc độ chảy của sữa. Nếu con bú bình, hãy chọn núm vú kích thước phù hợp, có van chống bị sặc.
- Không cho con bú khi bé đang nằm, vừa ngủ vừa bú, vừa bú vừa chơi đùa. Bế con bú đúng cách, đảm bảo đầu, lưng, mông của con cùng nằm trên đường thẳng, đầu đối diện với bầu ngực mẹ, bụng áp sát bụng mẹ.
- Tuyệt đối không được ép con bú nhanh, không cho con bú khi đang quấy khóc hay đùa giỡn.
- Khi có biểu hiện nghi ngờ con bị sặc sữa, hãy nhanh chóng xem xét, kiểm tra và cho bé đi khám kịp thời.
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây có thể giúp các bậc phụ huynh giải quyết được vấn đề “phải làm sao khi con bị sặc sữa?”. Cha mẹ hãy hiểu biết và nắm rõ những thông tin trên để có cách phòng tránh và xử trí thông minh khi con yêu bị sặc sữa nhé.
>>> Xem thêm : https://chevang.com.vn/nuoi-con-bang-sua-me/bi-mat-sua-mot-ben-khi-dang-cho-con-bu-phai-lam-sao/