Ngộ độc do thực phẩm là tình trạng nhiễm độc do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hay do độc tố có trong thức ăn, đồ uống không đảm bảo. Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị ngộ độc nhất do hệ miễn dịch và sức đề kháng còn non kém. Khi con bị ngộ độc thực phẩm, cha mẹ phải nắm rõ được các triệu chứng, cách xử lý, điều trị và chăm sóc như dưới đây.
Nguyên nhân gây ngộ độc
- Thực phẩm khi sản xuất hay chế biến rất dễ bị nhiễm độc. Với các món không được chế biến chín và kỹ lưỡng, vi khuẩn chưa hoàn toàn được tiêu diệt, khi con ăn dễ bị ngộ độc.
- Chất độc trong nước uống, đồ ăn thường do các loại thuốc hóa chất, thuốc trừ sâu hoặc chất bảo quản. Độc tố cũng có thể sản sinh từ các virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng có chứa sẵn trong thực phẩm.
Triệu chứng hay gặp
- Buồn nôn, bị ói mửa
- Đau bụng bất thường
- Tiêu chảy, mất nước, nước tiểu đậm màu và ít
- Khát nước, mắt trũng, khô miệng
- Sốt cao, đau cơ
- Mệt mỏi, thiếu sức sống, ớn lạnh
Cách xử lý và điều trị khi con bị ngộ độc thực phẩm
- Khi xác định con có dấu hiệu ngộ độc, cha mẹ cần làm cho độc tố đào thải ra ngoài nhanh chóng, càng nhiều thì càng tốt.
- Phụ huynh có thể dùng một ngón tay ngoáy vào trong vòm họng ở vùng gốc lưỡi, tác động để con nhanh chóng nôn ra.
- Nếu con đang nằm, cha mẹ hãy cho đầu nghiêng sang một bên để tránh tình trạng bé bị sặc khi nôn.
- Khi có dấu hiệu tiêu chảy do ngộ độc, không nên cho con uống thuốc tiêu chảy. Hãy cho con uống thuốc oresol để bù nước.
- Cho con ăn thực phẩm lỏng như súp, cháo… và cho ăn ít một để con tiêu hóa tốt và mau được phục hồi.
- Nếu còn bú mẹ, các mẹ nên để bé bú một bên, sau khoảng 6h đến 8h, nếu không thấy nôn nữa thì mẹ cho bú lại.
Trường hợp chăm sóc theo cách xử lý trên mà không cải thiện được tình trạng, gia đình cần ngay lập tức đưa con đi khám và nhập viện để chữa trị.
Đa số bệnh sẽ khỏi sau một vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, có một số dạng ngộ độc nguy hiểm, hoặc trẻ có đề kháng kém, không tự khỏi được. Tùy vào nguyên nhân, mức độ ngộ độc của trẻ mà bác sĩ sẽ có những cách điều trị tương ứng.
Phòng chống tình trạng ngộ độc do thực phẩm ở trẻ nhỏ
- Lựa chọn những nơi uy tín, an toàn vệ sinh để mua thực phẩm.
- Không để chung thực phẩm chín lẫn với thực phẩm sống.
- Lưu ý hạn sử dụng của các loại thực phẩm.
- Đối với thực phẩm tươi như rau, củ, quả phải được rửa sạch và ngâm muối.
- Không cho con ăn thực phẩm đường phố, món ăn lạ, món tái chế, các món muối chua hoặc các loại chế biến sẵn.
- Duy trì chế độ ăn thức ăn chín, uống nước đun sôi.
- Rửa tay sạch sẽ trước, sau khi ăn và đi vệ sinh.
Trẻ nhỏ rất dễ bị ảnh hưởng từ thực phẩm không đảm bảo. Nếu chẳng may xuất hiện các dấu hiệu trẻ có nguy cơ bị ngộ độc do thực phẩm như đã kể trên, phụ huynh cần phải có cách xử lý, điều trị và chăm sóc đúng đắn, kịp thời.
>>> Xem thêm : https://chevang.com.vn/nuoi-con-bang-sua-me/cac-nguy-hai-cho-tre-so-sinh-8-chu-y-cac-ba-me-nen-biet/