Sau sinh nở, việc bị đau bụng là tình trạng khó tránh khỏi ở các chị em phụ nữ. Tuy nhiên, đau bụng dưới do ứ sản dịch ở sản phụ sau sinh thường hay để lại những hậu quả khá trầm trọng nếu không được khám xét, phát hiện và khắc phục sớm.
-
Vì sao sản phụ sau sinh bị ứ sản dịch?
Nguyên nhân gồm:
- Sự đàn hồi của tử cung chậm trong khi thai phụ lại bị mất máu quá nhiều, từ đó bị suy kiệt sức khỏe. Ngoài ra, việc tử cung bị căng giãn quá độ do mang đa thai, thai nhi to, sự chuyển dạ kéo dài hoặc do sự ít vận động của người mẹ sau khi sinh cũng là nguyên nhân làm mẹ bị ứ sản dịch.
- Sản dịch không thể giải phóng ra ngoài do cổ tử cung khép kín. Trường hợp này hay gặp ở những bà mẹ sinh mổ nhưng chưa chuyển dạ.
- Khi sinh mổ, để sản dịch có thể thoát ra bên ngoài thì bác sĩ phải tiến hành nong mở cổ tử cung.
-
Nhận biết hiện tượng bế sản dịch
Quá trình sản dịch thoát ra bên ngoài thường xảy ra từ ngày 12, 13 sau sinh. Khi đó, sản dịch sẽ nhạt dần, ở đáy của tử cung không còn thấy dịch nữa.
Hầu hết ứ sản dịch thường diễn ra trên 3 tuần nếu không xuất hiện nhiễm trùng, với các biểu hiện dịch loãng màu đậm, dịch lúc ra ít, lúc ra nhiều.
Trường hợp ứ sản dịch mà kèm theo bị nhiễm trùng, người mẹ có thể nhận thấy ngay 3 – 4 ngày sau khi sinh. Tử cung lúc đó co hồi chậm, cảm nhận được rõ ràng việc tử cung vẫn còn to thông qua việc sờ bụng, đau âm ỉ vùng bụng dưới, sản dịch hôi, sốt cao và rét run người. Nếu gặp phải tình trạng này, mẹ cần nhập viện ngay tức khắc.
Việc vệ sinh không cẩn thận, kém sạch sẽ cũng dẫn đến mùi hôi của dịch. Ban đầu, người mẹ có thể không bị sốt, tuy nhiên sau đó có thể bị sốt nhẹ và dần tăng cao. Khi bị sốt có thể kèm theo cương cứng sữa, tuy nhiên khi bóp hết sữa đi thì hai bầu ngực không còn căng nữa.
-
Phòng tránh
Dịch sản hậu là vấn đề sinh lý bình thường, tuy nhiên mẹ cũng không nên coi thường mà chủ quan. Nhiều thai phụ sau sinh bị chảy máu ồ ạt, hậu quả là phải hút dịch ở lòng của tử cung, truyền máu, mổ cầm máu hoặc phải loại bỏ tử cung.
Một vài biện pháp phòng tránh:
- Duy trì việc vận động là việc quan trọng, cần thiết để tránh bị bế tắc sản dịch. Thai phụ cần phải nằm nghỉ ngơi trong vòng 8 giờ, rồi sau đó cần phải đi lại, vận động nhẹ nhàng.
- Vệ sinh vết thương do sinh mổ để tránh bị nhiễm trùng thời kỳ hậu sản.
- Cho con được bú sớm để phục hồi tử cung nhanh chóng.
- Bên cạnh đó, sản phụ cũng có thể sử dụng thêm các bài thuốc dân gian từ rau dền, ngải cứu, nghệ.
Ứ sản dịch ở sản phụ sau sinh không phải là tình trạng hiếm hoi gặp phải. Tuy nhiên, không được xem nhẹ và chủ quan khi thấy sản dịch ứ đọng kèm theo khác biểu hiện khác thường khác kể trên.
>>> Xem thêm : https://chevang.com.vn/cham-soc-suc-khoe-sau-sinh/ba-me-sau-sinh-nen-an-uong-nhu-the-nao-la-dung/