Trẻ bị sinh non, thiếu tháng thường hay phải đối mặt với nhiều các nguy cơ có hại đến sức khỏe. Vì vậy, cách chăm sóc trẻ bị sinh non luôn được các bậc cha mẹ lưu tâm đặc biệt. Dưới đây là các hướng dẫn một cách khoa học, cụ thể và đúng cách.
Nhận biết, phân loại mức độ sinh non
Phân loại theo cấp độ
- Trên 42 tuần: Trẻ sinh già tháng
- 37 tuần – 42 tuần: Trẻ sinh bình thường
- 34 tuần – 37 tuần: Trẻ sinh non nhẹ
- 32 tuần – 34 tuần: Non vừa
- 28 tuần – 32 tuần: Non nặng
- Dưới 28 tuần: Nguy hiểm
Phân loại theo cân nặng
- 1,5kg – 2,5kg: Trẻ nhẹ cân
- 1kg – 1,5kg: Rất nhẹ cân
- Dưới 1 kg: Nhẹ cân ở mức độ nguy hiểm
Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị sinh non, thiếu tháng
Đa số những đứa trẻ bị sinh non hay thiếu tháng hay phải đối mặt với nhiều nguy cơ như: Tim bẩm sinh, xuất huyết não, khó thở, các bệnh lý về đường ruột, dạ dày, võng mạc…
Bên cạnh đó, sinh non còn làm tăng khả năng bị nhiễm trùng ở bé. Bởi vì, trẻ non tháng thì cơ thể vẫn chưa được hoàn thiện, sức đề kháng còn kém, chưa hấp thụ đủ dưỡng chất cần thiết được cung cấp từ mẹ.
Chính vì thế, chăm sóc trẻ bị sinh non như thế nào là hiệu quả nhất và tốt nhất, cha mẹ cần đảm bảo những vấn đề sau:
- Sinh sớm khiến sức đề kháng của con rất kém, rất dễ bị virus hay vi khuẩn tấn công và xâm nhập. Hãy luôn đảm bảo con được nuôi dưỡng trong môi trường thông thoáng và sạch sẽ.
- Đảm bảo thân nhiệt của con luôn duy trì ở mức 36,5 đến 37 độ. Nên để nhiệt độ phòng ở mức 27 đến 28 độ C đối với trẻ sinh sớm có mức cân nặng 2 kg đến 3,5 kg, và nhiệt độ khoảng 30 đến 32 độ C với những đứa trẻ non tháng có mức cân nặng 1,5 kg đến 2 kg. Đặc biệt là, với những bé dưới 1,5 kg, cha mẹ phải đảm bảo nhiệt độ phòng luôn ở mức độ ấm, dao động từ 33 đến 35 độ C.
- Trường hợp nếu gia đình không có đủ điều kiện để mua điều hòa, máy sưởi, máy giữ nhiệt… thì cha mẹ nên áp dụng “phương pháp Kangaroo”. Phương pháp này hiểu đơn giản là mẹ phải cho bé áp sát vào cơ thể của mẹ, dùng khăn mềm để quấn nhẹ nhàng xung quanh mẹ và bé để đảm bảo thân nhiệt cho con.
- Khi vệ sinh cơ thể của con, cha mẹ hãy dùng khăn mềm và nước ấm để vệ sinh nửa người trên, sau đó lau khô và ủ ấm. Tiếp theo mới vệ sinh tiếp nửa người dưới.
- Đối với việc thay và vệ sinh rốn, phụ huynh hãy sát khuẩn hàng ngày bằng việc sử dụng cồn 70 độ, làm đến khi rốn của con rụng và khô.
- Theo dõi màu da, nhịp thở, thân nhiệt, thóp đầu và cân nặng… Đồng thời, cho con đi khám và đến bệnh viện kiểm tra thường xuyên để có thể phát hiện những dấu hiệu bất thường và bệnh lý sớm để có hướng chữa trị, khắc phục hiệu quả.
- Bổ sung sữa mẹ một cách khoa học và hợp lý. Theo khuyến cáo, trẻ bị sinh non cần được bổ sung lượng sữa mẹ nhiều gấp 3 lần so với những đứa trẻ được sinh thường. Chính vì vậy, đối những những bé bị non tháng được chăm sóc đặc biệt trong bệnh viện, các bác sĩ và y tá thường kết hợp việc chăm sóc với bú mẹ để giúp con có thể lên được 3,6kg trước khi con xuất viện và được chăm sóc tại nhà.
- Tiêm phòng các bệnh phế cầu, bạch cầu, viêm gan B, uốn ván, ho gà… tùy theo sức khỏe và khuyến cáo của bác sĩ, vì trẻ sinh sớm thường có khả năng mắc bệnh cao hơn bình thường.
Bài viết trên đây đã chỉ ra cách nhận biết, phân loại mức độ sinh non và hướng dẫn các cách chăm sóc trẻ bị sinh non, thiếu tháng. Các bậc cha mẹ hãy bổ sung thêm kiến thức để con yêu được nuôi dưỡng một cách tốt nhất và đảm bảo nhất nhé!
>>> Xem thêm : https://chevang.com.vn/nuoi-con-bang-sua-me/cac-nguy-hai-cho-tre-so-sinh-8-chu-y-cac-ba-me-nen-biet/