Thiếu máu là một trong những tình trạng xảy ra khi lượng hồng cầu hay huyết sắc tố không có đủ dẫn oxi tới các tế bào của cơ thể. Thiếu máu ở trẻ nhỏ làm giảm thiểu sức đề kháng, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển cả về thể lực và trí tuệ cũng như cơ hội học tập trong tương lai của bé. Bài viết dưới đây đưa ra các biểu hiện trẻ sơ sinh bị thiếu máu phụ huynh có thể tham khảo.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu ở trẻ sơ sinh
- Cơ thể của em bé không có đủ lượng hồng cầu cần thiết.
- Bị mất hoặc vỡ hồng cầu quá nhiều do bị chảy máu.
- Lượng huyết sắc tố không có đủ trong hồng cầu.
Biểu hiện khi trẻ sơ sinh bị thiếu máu
- Da tái xanh, niêm mạc và lòng bàn tay bị tái và nhợt nhạt.
- Sức khỏe giảm sút, người lừ đừ, mệt mỏi, cáu gắt, hay khó chịu, vận động kém và mất tập trung…
- Đường viền ở mí mắt và lớp da ở dưới móng kém hồng hào hơn so với bình thường.
- Lười ăn, môi bị khô, lưỡi mất gai và láng, sút cân hoặc đứng cân, tóc gãy rụng, móng tay, móng chân bị biến dạng…
- Đối với bé dưới 24 tháng tuổi thì có biểu hiện chậm phát triển chỉ số cơ thể như cân nặng, chiều cao, chậm ngồi, chậm đi.
- Dễ bị mắc phải các bệnh về nhiễm trùng.
- Ngoài ra, đối với các trường hợp thiếu máu nặng, trẻ còn có thêm các biểu hiện: tim đập nhanh, thở dốc, khó thở, bị phù nề các chi, bị vàng da (do bị vỡ hồng cầu).
Cách phòng ngừa
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thiếu máu ở trẻ thường là do thiếu hụt sắt, vitamin B12, axit folic và một số khoáng chất khác. Đảm bảo cho con có chế độ ăn uống khoa học và cân đối như dưới đây là cách phòng ngừa hiệu quả nhất:
- Không cho uống sữa bò đối với trẻ dưới 1 tuổi.
- Nếu bú mẹ, hãy bổ sung thêm thực phẩm chứa thêm sắt như cốm cereal hay các loại hạt trước khi bắt đầu cho con ăn các loại thức ăn “rắn”. Trước lúc đó, con vẫn có được đầy đủ lượng sắt từ sữa mẹ. Nhưng nếu cho con ăn thức ăn “rắn” với hàm lượng sắt quá ít sẽ làm giảm thiểu lượng khoáng chất này có trong sữa.
- Nếu bú sữa ngoài (sữa công thức), hãy bổ sung các loại sữa chứa sắt.
- Kích thích sản sinh máu bằng các nguồn thực phẩm chứa sắt dồi dào như thịt đỏ, lòng đỏ trứng, cà chua, khoai tây, nho khô…
- Đối với trẻ bị thiếu máu trầm trọng nên bổ sung thêm thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về những nguyên nhân, biểu hiện khi trẻ sơ sinh bị thiếu máu và cách phòng ngừa. Hy vọng có ích cho các bậc cha mẹ!
>>> Xem thêm : https://chevang.com.vn/cham-soc-suc-khoe-sau-sinh/moi-sinh-thi-nen-an-gi-me-can-biet/