Bệnh tay, chân, miệng “tấn công” trẻ nhỏ đang là nỗi lo lắng hàng đầu của nhiều gia đình. Để có thể điều trị, chăm sóc và phòng tránh bệnh đúng cách và khoa học, bố mẹ cần phải có những kiến thức đầy đủ, chính xác như dưới đây.
Nhận biết các dấu hiệu cơ bản
- Sốt: Có thể sốt cao hoặc nhẹ. Trường hợp bé bị sốt cao mà không giảm là cảnh báo bệnh đang ở mức báo động.
- Tổn thương da: Da rát đỏ, mọc mụn nước xung quanh miệng, họng, trong lòng bàn tay và chân, đầu gối, mông…
- Một vài đứa trẻ có thể kèm theo biểu hiện mệt mỏi, bỏ ăn, quấy khóc, nôn trớ, đau miệng, tiêu chảy, tăng tiết dịch nước bọt…
Khi phát hiện bé có các biểu hiện trên, gia đình cần phải đưa con đến ngay các cơ sở chuyên khoa để khám, phát hiện, điều trị và chăm sóc kịp thời, đúng cách và phù hợp.
Dấu hiệu bệnh trở nặng
- Khóc dai dẳng, kéo dài và liên tục. Khóc suốt đêm không ngủ, thường xuyên bị tỉnh giấc bất chợt. Đây là tình trạng bé bị nhiễm độc thần kinh sớm.
- Sốt cao trên 38,5 độ C, kéo dài liên tục suốt 48h, không có dấu hiệu thuyên giảm khi sử dụng các loại hạ sốt, hạ nhiệt thông thường. Dấu hiệu này cảnh báo tình trạng viêm và nhiễm độc mạnh, khi đó cần sử dụng loại thuốc đặc biệt có chứa ibuprofen để giảm sốt cho bé.
- Bị giật mình là dấu hiệu của việc thần kinh bị nhiễm độc. Gia đình nên chú ý biểu hiện này và quan sát tần suất xuất hiện của triệu chứng để nhận biết sớm dấu hiệu bệnh lý.
Điều trị, chăm sóc bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ
Đây là bệnh lý không có phương thuốc đặc hiệu điều trị. Cha mẹ có thể điều trị và chăm sóc con tại nhà bằng các biện pháp dưới đây:
- Sử dụng thuốc giảm hạ sốt, hạ nhiệt, giảm đau và sát trùng theo tư vấn, chỉ định của bệnh viện hoặc bác sĩ.
- Cho con ăn các loại thực phẩm dạng lỏng như cháo, sữa… để dễ tiêu hóa.
- Vệ sinh cẩn thận các vùng da để tránh bị bội nhiễm. Tắm sạch sẽ cho con bằng các loại nước như lá chè, chân vịt… để tăng cường sát trùng da. Sử dụng thuốc Betadine bôi vào các vết thương trên da ngay sau khi tắm và lau khô.
Nguyên tắc phòng ngừa bệnh tay, chân, miệng
- Rửa tay thường xuyên, đều đặn bằng xà phòng diệt khuẩn cho bé và cả những người tiếp xúc với bé.
- Đồ dùng ăn uống luôn đảm bảo sạch sẽ, tốt nhất là tráng qua nước sôi trước khi dùng, thực hiện “ăn chín, uống sôi”, duy trì sinh hoạt bằng nguồn nước sạch.
- Không cho con mút tay, ăn bốc, ngậm đồ chơi.
- Không mớm cho con ăn.
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân với bé như khăn, bát, cốc, thìa…
- Vệ sinh thường xuyên các dụng cụ vui chơi, học tập và không gian sinh hoạt bằng các loại nước tẩy rửa.
- Tuyệt đối không cho con tiếp xúc với môi trường có mầm mống của bệnh, những người mắc phải bệnh hoặc nghi ngờ mắc phải bệnh.
- Khi bị bệnh, cách ly con tại nhà, không cho bé đến trường, nhà trẻ trong 2 tuần đầu của bệnh.
Trên đây là các hướng dẫn nhận biết, cách điều trị, chăm sóc và nguyên tắc phòng ngừa bệnh tay, chân, miệng ở trẻ nhỏ. Cha mẹ hãy nâng cao cảnh giác, tuyệt đối không được chủ quan khi phát hiện con có những dấu hiệu đã kể trên. Hãy cho con đi khám tại các bệnh viện chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị và chăm sóc cụ thể.
>>> Xem thêm : https://chevang.com.vn/nuoi-con-bang-sua-me/cac-nguy-hai-cho-tre-so-sinh-8-chu-y-cac-ba-me-nen-biet/