Các bà mẹ cho con bú, nếu ăn dứa sẽ mang lại lợi ích hay tác hại gì cho cho bé và sản phụ, mọi người hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Cho con bú có ăn được dứa không?
Qủa dứa còn được gọi là mắt dứa, có nhiều nước, vị ngọt pha chua rất ngon, mùi thơm rất đặc biệt, là một trong những loại hoa quả tươi được nhiều người ưa chuộng.
Theo Đông Y, dứa có vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng giải khát, lợi tiêu hóa, ngừng tả. Men trong quả dứa sẽ giúp phân giải protein, làm thức ăn dễ tiêu hóa hơn.
Nhiều nhà khoa học đã chứn minh răng, nếu sau khi ăn nhiều thịt, mỡ ăn dứa vào rất có lợi. Chất đường, men, muối trong dứa còn có tác dụng lợi tiểu, chữa cao huyết áp, chữa viêm thận, phù phũng. Ngoài ra, nó còn có tác dụng hỗ trợ trị bệnh ho, viêm phế quản.
Hiện nay, chưa thấy có công trình nghiên cứu nào cho thấy tác hại của dứa đối với bà đẻ sau sinh cả, vậy nên các mẹ đang cho con bú vẫn có thể ăn dứa vì một số lợi ích của dứa mang lại có thể kể đến như:
– Thay thế các loại thuốc chống đông : mỗi ngày có thể uống 1 cốc nước ép dứa hoặc ăn ½ quả dứa có thể thay thế các loại thuốc chống đông như coumarin, warfarin…
– Dứa chữa liền sẹo : một số enzym của quả dứa làm nhanh lành vết thương ở da hay các vết bỏng. Khi dùng chất chiết xuất từ dứa se giúp làm sạch vết thương lấy đi các vật lạ và mô chết để giúp vết thương nhanh lành lại. Chất Bromelin còn giúp giảm hiện tượng phù nề, các vết bầm tím trên da và đau nhức.
– Những chị em phụ nữ lập gia đình muộn hoặc sau khi sinh con thứ hai, ba, mà có vấn đề bất thường về kinh nguyệt nên sử dụng dứa làm nước giải khát, vì dứa giàu magiê, giúp giảm lượng máu xuất huyết nhiều, sẽ hạn chế mất máu và tụt huyết áp.
– Trong dứa tươi chứa chất kháng khuẩn, giúp kháng virut cảm cúm, giúp bôi trơn thành ruột, giúp bài tiết các độc tố và giúp thanh lọc cholesterol và giúp chống viêm ruột…
– Các chuyên gia khuyên các bà đẻ đang cho con bú không nên ăn dứa quá nhiều vì chất pepin là con dao hai lưỡi.Nếu điều trị được bệnh viêm họng, tái tạo mô thanh quản thì làm hạ thấp lượng estrogen làm tắc sữa, giảm magnesium làm cho em bé bị yếu. Ở mắt dứa chứa một loại nấm có tên candida trepicalis, nếu khi quả dứa bị dập nát, ăn vào sẽ gây ngộ độc.
Ngoài ra, cần đặc biệt lưu ý không nên ăn dứa hoặc uống nước dứa ép khi bụng đói vì các acid hữu cơ của dứa và bromelin tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu.