Sò huyết được coi là món ăn bổ dưỡng và được nhiều người yêu thích. Nhưng món ăn khoái khẩu này cũng chứa nhiều nguy cơ mà nếu ăn không đúng cách là rất có hại cho sức khỏe. Vậy bà bầu sau sinh có nên ăn sò huyết không?
Tác dụng của sò huyết
Trong sò huyết chứa nhiều chất dinh dưỡng, với nguồn chất đạm phong phú, ít mỡ, nhiều khoáng, sò huyết là món hải sản ngon, được rất nhiều người ưa thích. Thịt sò và vỏ sò đều được y học cổ truyền dùng làm thuốc.
Theo như Đông y, thịt sò huyết có vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc, tác dụng bổ huyết, kiện vị, chứng huyết hư, thiếu máu, kiết lỵ ra máu mũi, viêm loét dạ dày tá tràng, tiêu hóa kém.
Nướng sò huyết trên than hồng, thấy vỏ sò bung ra, có nước béo màu đỏ thì lấy thịt sò ăn nóng với gia vị. Vỏ sò vị ngọt, mặn, tính hơi lạnh, trị viêm loét dạ dày tá tràng, tiêu hóa kém, đại tiện ra máu, cam răng.
Các mẹ khi ăn sò huyết cần lưu ý
Sò huyết thường sống trong bùn và nước, chắc chắn sẽ mang nhiều loại vi khuẩn, ký sinh trùng và có thể bị ô nhiễm kim loại nặng cũng như các chất thải độc hại nếu nuôi ở vùng nước bị ô nhiễm. Nếu nấu sò huyết không kỹ, các vi khuẩn như tả, e.coli, giun… có thể còn sống, gây nhiễm trùng tiêu hoá, ngộ độc, dị ứng… cho người ăn.
– Chưa kể, do sống trong môi trường nước bị ô nhiễm thì một số loại sò huyết còn bị nhiễm kim loại nặng và các loại chất thải ở trong nước.
– Trong sò huyết chứa rất nhiều các loại vi khuẩn và virus gây bệnh. Sò huyết mang trong mình vi khuẩn viêm gan và thương hàn. Mặc dù chúng ta luộc sò huyết và cho sôi nhanh song vẫn không ngăn được những mầm bệnh chết người có trong sò huyết, bao gồm cả bệnh lị.
– Mức độ retinol quá cao còn liên quan đến dị tật bẩm sinh nên không khuyến khích phụ nữ có thai ăn món này và phụ nữ sau sinh.
– Tất cả những nguy cơ nói ở trên, cần thận trọng khi phụ nữ sau sinh và trẻ em không nên ăn vì nếu loại thực phẩm này không được nấu chín thì sẽ gây ngộ độc.