Sau khi sinh thường khoảng 6 tuần, nếu các sản phụ không được chăm sóc kỹ sẽ rất dễ dẫn tới hậu sản. Một trong những điều cần quan tâm và ưu tiên là vấn đề ăn uống sau sinh thường, hãy cùng chúng tôi trang bị một số kiến thức để tránh những hậu quả do hậu sản gây ra.
Sau khi bé được sinh ra, các bác sĩ sẽ tiến hành lấy nhau thai ra và tử cung sẽ dần co lại, thu hồi như ban đầu. Việc mẹ cho bé bú sớm ngay từ những giờ đầu sau sinh sẽ kích thích tiến trình này xảy ra nhanh hơn và hiệu quả hơn, sản dịch sớm được đẩy ra khỏi cơ thể. Cho con bú sớm mẹ cũng nên chú ý hơn việc ăn uống sau sinh thường để chất lượng sữa tốt hơn cho con để tăng kháng thể.
Trước tiên, thực đơn hàng ngày cần có hàm lượng dinh dưỡng cao và có đủ 4 nhóm thực phẩm cơ bản như sau:
- Bột đường: Cơm, phở, cháo, mì sợi, không nên ăn bún, sữa chua, đồ uống có chứa cồn.
- Đạm: Tăng cường ăn trứng gà, sữa và chế phẩm từ sữa, đậu nành, đậu đen, đậu phộng, đậu hà lan… giúp tăng cường, duy trì lượng sữa tốt nhất cho bé.
- Chất béo: Nên sử dụng dầu thực vật để đun nấu không nên sử dụng mỡ động vật.
- Chất xơ: Có chứa nhiều trong các loại rau xanh, củ quả tươi như: rau dền, rau ngót, bí đỏ, mồng tơi, khoai lang, bí xanh, rau ngải tía, cải chíp… vừ có tác dụng phòng chống và điều trị táo bón lại giúp cho ruột sản phụ dễ tiêu hoá hơn.
- Trong khoảng từ 5 – 7 ngày sau sinh, sản phụ chỉ nên ăn cơm nấu mềm, cháo, các món luộc nhưng tránh nấu quá kỹ dễ khiến mất chất, khi ăn cần ăn chậm – nhai kỹ, thức ăn cần đủ yêu cầu cần chín mềm và ăn ngay khi còn nóng.
- Sản phụ cần uống nhiều nước để đáp ứng đủ lượng nước cần thiết, tránh mất nước và có nguồn sữa dồi dào. Các mẹ nên sử dụng nước trái cây, ngũ cốc, chè vằng, …
- Trong chế độ ăn uống sau sinh thường, mẹ không nên ăn đồ ăn cay, nóng như ớt, hẹ, hành, tỏi, chiên xào … vì sẽ làm cơ thể sản phụ nóng gây ra tác động tới sữa khiến bé khó tiêu hơn.