Lần đầu làm mẹ hay dù là lần thứ mấy làm mẹ thì các mẹ cũng không khỏi hết bỡ ngỡ, trải qua khoảng thời gian 9 tháng 10 ngày mang thai bất kì bà mẹ nào cũng muốn chuẩn bị cho mình một hành trang để sẵn sàng đón con chào đời, Nhất là với những mẹ lần đầu làm mẹ, sẽ luôn hiện hữu những câu hỏi : mình sẽ cho con bú như thế nào, sợ bế có lọt tay không, rồi nhỏ xíu thế tắm như thế nào? Thế là chuẩn bị biết bao kiến thức nhưng khi vào thực tế các mẹ lại phải bắt đầu một hành trang để chăm sóc trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu đời.
Trong 3 tháng đầu đời cần phải chú ý tới việc chăm sóc bé bởi giai đoạn này bé còn rất yếu, hệ xương rất non và mềm cần nâng niu nhẹ nhàng, hệ hô hấp hay khả năng miễn dịch của bé cũng rất yếu, vì thế cần phải nắm trong tay cẩm nang chăm sóc bé để các mẹ đảm bảo rằng bé có một sức khỏe tốt nhất cho sự phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất.
Có rất nhiều trường hợp các mẹ mắc phải bệnh trầm cảm sau sinh, theo thống kê có tời 33% các bà mẹ Việt Nam mắc phải, Một trong những lí do dẫn đến trầm cảm sau sinh là các mẹ đã phải tự mình chăm con khi chưa nắm trong tay kiến thức cần thiết, các mẹ quá mệt mỏi khi dành toàn bộ thời gian chăm con nhuwgn con lại vẫn yếu ớt còi cọc và quấy khóc. Chăm con hợp lí khoa học trong 3 tháng đầu đời để giúp các mẹ giảm cảm giác mệt mỏi ấy.
1. Mẹ học cách cho bé bú đúng cách
Trên thế giới chưa một chuyên gia nào nghiên cứu đưọc một loại thực phẩm thay thế được sữa mẹ.Sữa mẹ chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết nhất cho trể, giúp bé có dức đề kháng tốt nhất cho quá trình phát triển. VÌ thế hiều được tầm quan trọng của sữa mẹ thôi cũng chưa đủ, liệu rằng các mẹ có đang cho con của mình bú đúng cách hay không?
Để hiểu được vấn đề này các mẹ nên tìm tòi trên youtube và thực hành theo cách đó , cách đỡ bé, sao cho bé được một tư thế thoải mái nhất và mẹ cũng cảm thấy dễ chịu nhất.Bên cạnh dó cách mẹ nên cho con bú theo giờ và đúng bữa, không nên cho trẻ bú lắt nhắt.và học cho trẻ cách bú bình để người thân có thể cho trẻ bú trong lúc mẹ vắng nhà.
2. Mẹ học cách giải mã tiếng khóc của con
jVới trẻ khóc cũng là biểu hiện của cảm xúc, khi trẻ khóc ắt phải có nguyên nhân, Vừa mới chào đời bé chỉ có thể dung tiếng khóc để thong báo với mẹ về nhu cầu của bé lúc này.rất nhiều trường hợp các mẹ cứ thấy con khóc là cho con bú nhưng điều đó lại không thể khiến bé ngừng khóc, thậm chí trẻ hờn nên khóc to hơn khiến các mẹ không biết phải làm sao cho bé nín khóc. Tuy nhiên nếu chỉ cần để ý một chút qua tiếng khóc các mẹ sẽ hiểu bé hơn, bé khóc sẽ có nhiều lí do, bé đói, gắt ngủ, đầy hơi, hay bé không thích tiếng ồn hoặc ánh sáng mạnh, hãy lắng nghe để thấu hiểu bé các mẹ sẽ nhẹ nhõm hơn rất nhiều khi bé khóc.
3. Mẹ học cách để bé được ngon giấc
Trong 3 tháng đầu đời việc ngủ đối với bé quan trọng như bữa ăn vậy, . Bé cần ngủ từ 12-18 tiếng một ngày. Trong lúc bé ngủ bé sẽ được hoàn thiện các kĩ năng mà bé chưa được hoàn thiện, điều này giúp cơ thể bé lớn lên. Để hiểu vấn đề này các mẹ nên :
Hiểu được nếp sinh hoạt của bé trong một ngày
Các mẹ cần tìm hiểu giấc ngủ của bé qua từng tháng vì ở mỗi tháng thì thời gian ngủ của bé sẽ khác nhau, nắm rõ trong tay giờ ăn giấc ngủ của bé các mẹ mới có thế sắp xếp và dành thời gian cho bản than, thế nên vừa đảm bảo sức khỏe cho bé lại có thời gian chăm sóc bản than thì thật tuyệt phải không nào .
GIúp bé tự đưa mình vào giấc ngủ.
Thay vì bế con hát ru cả tiếng đồng hồ mà bé vẫn gắt ngủ thì hãy học cho bé cách tự ngủ các mẹ nên tìm hiểu các quấn bé đê khỏi phải ngồi bế bé và giật mình mỗi khi con tỉnh giấc.Các mẹ nên chú ý việc điều chỉnh nhịp sống cho con để con học cách thích nghi với cuộc sống bên ngoài. Thay đổi cách đưa con đi vào giấc ngủ và tôn trọng cảm xúc của cả mẹ và bé.
Bước 1: Hãy đánh thức con từ 7h sáng
Từ 7h sáng trở đi các mẹ nên đánh thức bé, hoặc 8 giờ sáng,hãy cố gắng một chút, hãy để bố giúp một tay, việc thay đổi đồng hồ sinh học cho con phụ thuộc rất nhiều vào việc thay đổi giờ con dạy buổi sáng. Hãy cố gắng dạy cho con ngủ nghỉ đúng giờ, tránh trường hợp đồng hồ sinh học của bé bị đảo lộn , như thế trẻ sẽ ngủ ngày cày đêm khiến mẹ phải thức cả đêm cùng bé, khiến cả 2 mẹ con đều mệt mỏi. Hãy cho bé học cách phân biệt giữa ngày và đêm ngay từ khi còn bé.
Bước 2: Diều chỉnh thời gian ngủ ngày và tạo nhiều hoạt động cho con
4. Mẹ học cách để tắm cho bé
Trẻ sơ sinh nhỏ bé và non nớt khiến đôi khi ngay cả mẹ cũng sợ bế trẻ lọt tay,nhìn đứa trẻ còn sợ bế huống chi là tắm. sợ làm bé đau, sợ bé sai cách ảnh hưởng đến bế. Vậy để học cách tắm cho trẻ sao cho bé đảm bảo không bị nhiễm trùng rốn
Các mẹ có thể học các cô y tá bệnh viện hướng dẫn cho cách tắm và chăm sóc rốn để bé không bị nhiễm trùng.
Hãy tạo cho bé cảm giác thoải mái lúc tắm, các mẹ có thể trò chuyện hoặc hát một bài hát dễ thương và vui tươi cho bé. Các mẹ cũng nên chọn loại sữa tắm phù hợp với trẻ tránh gây kích ứng da mẩn đỏ ngứa ngáy.Các mẹ cũng nên học các bài học dạy matxa cho trẻ sau khi tắm.
5. Nguy hiểm tiềm ẩn quanh bé
Luôn dành những điều tuyệt vời tốt nhất cho con nhưng các mẹ phải chú ý đến những mối đe dọa đến tính mạng của trẻ,
Hội chứng đột tử ở trẻ sợ sinh, các mẹ phải chú ý đến nơi bé ngủ, đảm bảo nơi bé ngủ k chó chăn gối quá to tránh trường hợp khiến bé ngạt thở khi ngủ dẫn đến những trường hợp đáng tiếc lúc mẹ ngủ quên .
Tiếp xúc với người lạ, thường sau khi sinh se có nhiều bạn bè và người quen đến hoi thăm và chơi với bé, rồi việc người lạ bế và thơm bé rất nguy hiểm, gây ra những hậu quả không thể lường trước được
Loại bỉm bé mặc, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bỉm giả , hang nhái hang kém chất lượng, ảnh hưởng không ít tới sức khỏe của trẻ. Các mẹ nên lựa chọn loại bỉm thích hợp với da bé, và quan trọng hơn nữa là các mẹ thường xuyên kiểm tra và thay bỉm mỗi khi bỉm đầy nước tiểu hoặc mỗi lần bé đi vệ sinh gây ẩm ướt ngứa ngày khó chịu khiến trẻ quấy khóc và dễ nhiễm bệnh cao.
>>> Xem thêm : https://chevang.com.vn/nuoi-con-bang-sua-me/cac-nguy-hai-cho-tre-so-sinh-8-chu-y-cac-ba-me-nen-biet/